Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. Lý thuyết
- $\frac{4}{5}$: Gọi là phân số - đọc là bốn phần 5
- $\frac{1}{2}$: gọi là phân số - đọc là một phần 2
Chú ý:
- Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia giữa một số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia
Ví dụ:
1:4 = $\frac{1}{4}$
5: 10 = $\frac{5}{10}$
- Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu bằng 1
Ví dụ
5 = $\frac{5}{1}$
12 = $\frac{12}{1}$
- Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau. Trừ phân số có mẫu = 0
Ví dụ:
1 = $\frac{10}{10}$
1 = $\frac{34}{34}$
Không được viết 1 = $\frac{0}{0}$
- Số 0 có thể viết thành 1 phân số có tử số = 0. Trừ phân số có mẫu số = 0
Ví dụ
0 = $\frac{0}{2}$
0 = $\frac{0}{100}$
Không được viết: 0 = $\frac{0}{0}$
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 4 - sgk toán lớp 5
a). Đọc các phân số sau
\(\frac {5}{7}\); \(\frac {25}{100}\); \(\frac {91}{38}\); \(\frac {60}{17}\); \(\frac {85}{1000}\);
b). Nêu tử số và mẫu số của phân số trên
Xem lời giải
Câu 2: Trang 4 - sgk toán lớp 5
Viết các thương dưới dạng phân số: 3 : 5; 75 : 100; 9 : 17
Xem lời giải
Câu 3: Sgk toán lớp 5 - Trang 4
Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1:
32; 105; 1000.