Bài tập 1: Trang 34 - sách TBĐ địa lí 8
Dựa vào hình 28.1 “Lược đồ Địa hình Việt Nam” trong SGK, em hãy cho biết:
- Khu vực Đông Bắc có những hướng núi chính nào. Nêu tên các dãy núi thể hiện cho từng hướng?
- Khu vực Tây Bắc, hướng núi chính là hướng gì. Nhìn chung độ cao của khu vực này so với các khu vực khác như thế nào?
- Hướng núi của khu vực Trường Sơn Bắc. Mối quan hệ giữa các dãy núi và đồng bằng ở khu vực này như thế nào?
- Khu vực Trường Sơn Nam có những cao nguyên nào?
- Những vùng bờ biển bằng phẳng ở vùng đồng bằng phát triển như thế nào. Những vùng bờ biển khúc khuỷu là vùng có địa hình ven bờ như thế nào?
Bài Làm:
- Khu vực Đông Bắc có hướng núi chính là hướng vòng cung. Hướng vòng cung có các dãy: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Khu vực Tây Bắc có hướng núi chính là hướng TB - ĐN. Hường TB-ĐN có các dãy: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao.
- Khu vực Trường Sơn Bắc có hướng núi TB - ĐN. Các dãy núi và đồng bằng ở khu vực này có mối quan hệ với nhau. Các dãy núi ở khu vực này đâm ra biển chia cắt các đồng bằng ở đây thành các đồng bằng nhỏ.
- Khu vực Trường Sơn Nam có những cao nguyên: Kon Tum, Plâyku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh
- Vùng bờ biển nước ta được chia thành bờ biển bồi bụ và bờ biển mài mòn. Tại các bờ biển châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long có nhiều bãi bùn, rừng ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng hài sản. Những bờ biển khúc khỉu là vùng có địa hình lòi lõm, có nhiều vũng vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.