Bài tập 1: Trang 32 - sách TBĐ địa lí 8
Dựa vào hình 28.1 “lược đồ Địa hình Việt Nam” trong SGK kết hợp với kiến thức đã học, hãy cho biết:
- Địa hình nước ta chủ yếu là dạng địa hình gì (đồi núi và cao nguyên hay đồng bằng)?
- Dạng địa hình chủ yếu chiếm khoảng mấy phần diện tích lãnh thổ. Nằm ở những phía nào của lãnh thổ?
- Giữa các bộ phận đồi núi lan sát ra biển và các đảo gần bờ có liên quan đến nhau như thế nào?
- Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Nếu ta đi từ cực Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ra biển theo chiều vĩ tuyến chúng ta sẽ gặp những dạng địa hình nào? Chúng thay đổi độ cao ra sao?
Bài Làm:
Dựa vào hình 28.1 "lược đồ địa hình Việt Nam" kết hợp kiến thức đã học ta thấy:
- Địa hình nước ta chủ yếu là dạng địa hình đồi núi.
- Đồi núi ở nước ta chiếm $\frac{3}{4}$ diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, còn đồng bằng chỉ chiếm $\frac{1}{4}$ diện tích. Ở nước ta, đồi núi chủ yếu nằm ở phía Tây lãnh thổ nước ta.
- Mối liên quan giữa các bộ phận đồi núi lan sát ra biển và các đảo gần bờ: Thực chất, các đảo ven bờ chính là một bộ phận của các dãy núi lan sát ra biển. Nhưng do thời gian cùng với sự tác động, bào mòn của sóng biển khiến hai bên bị sạt lở, nước biển hằng năm dâng lên khiến chúng dần bị cách xa nhau.
- Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung là:
- Đồng bằng nhỏ hẹp, bị cắt xẻ thành nhiều ô nhỏ do các khối núi lan ra sát biển và các dãy núi đâm ngang ra biển, rông lớn nhất chỉ có đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên
- Biển góp phần nhiều hình thành vùng đồng bằng ở đây hơn là các phù sa sông
- Đồng bằng bị chia làm ba dải, giáp biển là cồn cát, đầm phá, vũng vịnh, giữa là vùng thấp trũng, trong cùng là vùng đồng bằng bồi tụ.
- Nếu đi từ cực Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ra biển theo chiều vĩ tuyến chúng ta sẽ gặp lần lượt những dạng địa hình sau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng, thềm lục địa. Tương ứng với các dạng địa hình đó thì độ cao của chúng thấp dần từ Tây sang Đông.