Bài tập 1: Trang 27 - sách TBĐ địa lí 8
Dựa vào hình 23.2 trong SGK, em hãy:
Điền tên từng điểm cực trên đất liền của nước ta vào bảng sau:
Điểm cực | Bắc | Nam | Đông | Tây |
Địa danh Thuộc tỉnh |
...................... ...................... |
...................... ...................... |
...................... ...................... |
...................... ...................... |
- Bờ biển nước ta có hình dạng giống chữ gì. Nhận xét đặc điểm nổi bật của hình dạng nước ta về chiều ngang so với chiều dài.
- Có nơi nào trên đất nước ta không chịu ảnh hưởng của biển. Vì sao?
- Ở phía Đông và Đông Nam của nước ta có hai quần đảo lớn nào?
Bài Làm:
- Hoàn thành bảng:
Điểm cực | Bắc | Nam | Đông | Tây |
Địa danh Thuộc tỉnh |
Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn Tỉnh Hà Giang |
Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau |
Xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh Tỉnh Khánh Hòa |
Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé Tỉnh Điện Biên |
- Bờ biển nước ta có hình dạng giống chữ S.
- Đặc điểm nổi bật của hình dạng nước ta về chiều ngang so với chiều dài:
- Lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam. Nước ta có điểm cực Bắc là 23°23’B, điểm cực Nam là 8°34’B. Như vậy, từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài 15 vĩ độ.
- Lãnh thổ nước ta hẹp ngang. Điểm cực Đông nước ta ở kinh độ 109°24’Đ, điểm cực Tây ở kinh độ 102°09’Đ. Như vậy, từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng 7 kinh độ.
- Trên đất nước ta, vùng duy nhất không chịu ảnh hưởng của Biền đó chính là Tây Nguyên. Vì đây là vùng không tiếp giáp với biển lại bị dãy Trường Sơn ở phía Đông ngăn cản ảnh hưởng của biển đến khu vực này.
- Ở phía Đông và Đông Nam nước ta có hai quần đảo lớn đó là quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).