III. Thảo luận
Câu hỏi 1: Tại sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau? So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng và phân tích tại sao có sự khác biệt giữa các tốc độ này (xem hình 11.1)
Hướng dẫn giải
Phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.
So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng:
- Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt); ô tô có trọng tải đến 3,5 tấn có tốc độ tối đa là 80 km/h
- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt); ô tô có trọng tải trên 3,5 tấn có tốc độ tối đa là 70 km/h
- Ô tô buýt; ô tô đầu kéo; ô tô chuyên dụng và xe mô tô có tốc độ tối đa là 60 km/h
- Ô tô kéo xe khác; xe gắn máy (< 50 cm3) có tốc độ tối đa là 50 km/h
Có sự khác nhau giữa các tốc độ để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.
Bài tập & Lời giải
Câu hỏi 2: Giải thích sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biển báo tốc độ trên đường cao tốc ở Hình 11.2
Xem lời giải
Câu hỏi 3: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ (xem Bảng 11.1). Tìm cách chứng tỏ người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.
Xem lời giải
Câu hỏi 4: Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?
Dùng quy tắc "3 giây" để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.
Xem lời giải
Câu hỏi 5: Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:
- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông
- Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
Hãy thảo luận về tầm quan trọng của hai yếu tố trên