Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Theo em, tình huống nào trong các hình ảnh trên là tình huống gây căng thẳng?...

1. Tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

a) Theo em, tình huống nào trong các hình ảnh trên là tình huống gây căng thẳng? Hãy chỉ ra những biểu hiện của căng thẳng trong từng tình huống.

b) Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể và phân loại, sắp xếp những biểu hiện đó theo các nhóm trong bảng dưới đây.

Bài Làm:

a) Tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của căng thẳng trong từng tình huống:

  • Tình huống 1: Bạn nữ căng thẳng vì đang ôn tập để chuẩn bị cho bài thi ngày hôm sau thì em gái luôn khóc lóc đòi chị cùng chơi. Biểu hiện của sự căng thẳng là lo lắng, mất tập trung, bực bội.
  • Tình huống 2: Bạn nam căng thẳng vì lo sợ rằng sẽ bị bố mẹ mình mắng khi bài kiểm tra đạt điểm thấp. Biểu hiện của sự căng thẳng là lo lắng, hoảng sợ.
  • Tình huống 3: Các bạn học sinh đều vui chơi rất vui vẻ, không có ai gặp phải tình trạng căng thẳng.
  • Tình huống 4: Bạn nữ căng thẳng vì bạn bè không ai chơi cùng. Biểu hiện của sự căng thẳng là buồn bã, lo lắng.

b) Một số tình huống gây căng thẳng khác:

  • Bạn A là học sinh giỏi toán của lớp. Trong giờ thi môn toán, có một bạn học sinh yêu cầu A cho bạn đó chép bài, A không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế thi. Trên đường về nhà, bạn đó đã dẫn theo một nhóm bạn chặn đường A và dọa nạt, đánh A. Sau hôm đó, A rơi vào trạng thái căng thẳng với những biểu hiện sau:
    • Cảm xúc: lo lắng, sợ hãi
    • Thể chất: mất ngủ, mệt mỏi
    • Tinh thần: mất tập trung vào việc học
  • Bạn C có học lực trung bình. Bởi vì muốn con gái cố gắng học tập hơn, bố mẹ C hứa rằng sẽ tặng C một chiếc điện thoại mới nếu kì thi học kì sắp tới bạn đạt điểm cao. Vì vậy C rất nỗ lực học bài và ôn tập để chuẩn bị cho kì thi. Tuy nhiên đúng thời điểm đó, gia đình bên cạnh nhà C sửa nhà, vì vậy ngày ngày tiếng động sửa nhà rất lớn và ồn, ảnh hưởng đến C khiến cho C càng thêm căng thẳng.
    • Thể chất: đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi
    • Tinh thần: uể oải, chán nản
    • Cảm xúc: lo âu, khó chịu

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 7 ứng phó với tâm lí căng thẳng

2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng

Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi

a) Theo em, nguyên nhân nào gây ra căng thăng của bạn T?

b) Em hãy cho biết, sự căng thẳng của T đã ảnh hưởng như thế nào tới bản thân và những người xung quanh?

Xem lời giải

3. Cách ứng phó với căng thẳng

Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

a) Theo em, các bạn học sinh trong các hình ảnh trên đã làm gì để ứng phó với căng thẳng?

b) Em hãy nêu thêm một số cách ứng phó với căng thẳng.

Xem lời giải

Luyện tập

Câu 1. Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi

a) Theo em, nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn trong các hình ảnh trên là gì?

b) Em hãy nhận xét về cách ứng phó với căng thắng của các bạn trong các hình ảnh trên.

c) Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong những tình huống trên?

Xem lời giải

Câu 2. Gần đây, C nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt dày đặc mụn khiến C thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Những bất đồng ý kiến giữa C và bố mẹ xuất hiện nhiều hơn, mỗi khi bố mẹ góp ý, bảo ban thì C cho rằng bố mẹ không hiểu mình, không yêu thương mình nữa. Lúc nào C cũng thấy mệt mỏi, bồn chồn, bất an và cảm thấy bản thân thật vô dụng.

Nếu là bạn của C, em sẽ làm gì đế giúp C vượt qua trạng thái căng thẳng này?

Xem lời giải

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.