Dùng một đồng hồ đo thời gian có độ chia nhỏ nhất 0,001 s để đo n lần thời gian rơi tự do của một vật bắt đầu từ điểm A (vA = 0) đến điểm B, kết quả cho trong bảng.

Dùng một đồng hồ đo thời gian có độ chia nhỏ nhất 0,001 s để đo n lần thời gian rơi tự do của một vật bắt đầu từ điểm A (vA = 0) đến điểm B, kết quả cho trong bảng.

n t (s)
1 0,398
2 0,399
3 0,408
4 0,410
5 0,406
6 0,405
7 0,402
Trung bình  

1. Hãy tính thời gian rơi trung bình, sai số ngẫu nhiên, sai số dụng cụ và sai số phép đo thời gian. Phép đo này là trực tiếp hay gián tiếp? Nếu chỉ đo 3 lần (n = 3) thì kết quả đo bằng bao nhiêu?

2. Dùng một thước milimet đo 5 lần khoảng cách giữa hai điểm A, B đều cho một giá trị như nhau bằng 798 mm. Tính sai số của phép đo này và kết quả đo.

3. Cho công thức tính vận tốc tại B:

v = (2s)/t và gia tốc rơi tự do g = (2s)/t2.

Dựa vào kết quả đo ở trên và các quy tắc tính sai số đại lượng đo gián tiếp, hãy tính v, g, $\triangle v, \triangle g, \delta v, \delta g$ và viết kết quả cuối cùng.

Bài Làm:

1. Áp dụng công thức tính trung bình, thời gian rơi trung bình được điền vào bảng.

n

t (s)

Sai số tuyệt đối của từng phép đo $\triangle t$ (s)

1 0,398

0,006

2 0,399 0,005
3 0,408 0,004
4 0,410 0,006
5 0,406 0,002
6 0,405 0,001
7 0,402 0,002
Trung bình 0,404 0,004

Sai số dụng cụ: $\triangle t{}' = 0,001$.

Sai số tuyệt đối của phép đo: $\triangle t = \triangle \overline{t} + \triangle t{}' = 0,004 + 0,001 = 0,005$ (s).

Kế quả đo: t = 0,404 $\pm $ 0,005

Phép đo này là phép đo trực tiếp.

Nếu n = 3, thì kết quả đo là: 0,402 (giá trị trung bình của ba số đầu tiên trong bảng kết quả).

2. Sai số của phép đo này chỉ gồm có sai số dụng cụ: $\triangle D_{AB}{}' = 1$ (mm).

Kết quả đo: s = (798 $\pm $ 1).$10^{-3}$ (m)

3. Vận tốc trung là: $\overline{v} = 2.\frac{\overline{s}}{\overline{t}} = 2.\frac{798.10^{-3}}{0,404} = 3,95$

Sai số tỉ đối của quãng đường là: $\delta s = \frac{\triangle s}{\overline{s}} = \frac{1}{798} = 0,0013$ (m).

Sai số tỉ đối của thời gian là: $\delta t = \frac{\triangle t}{\overline{t}} = \frac{0,005}{0,404} = 0,012$.

Sai số tỉ đối của vận tốc là: $\delta v = 2.(\delta s + \delta t) = 2.(0,0013 + 0,012) = 0,0266$ (m/s).

Sai số của vận tốc là: $\triangle v = \delta v.\overline{v} = 0,0266.3,95 = 0,1$ (m/s).

Kết quả: v = 4,0 $\pm $ 0,1 (m/s).

Tương tự đối với gia tốc trọng trường:

Gia tốc trung là: $\overline{v} = 2.\frac{\overline{s}}{\overline{t}^{2}} = 2.\frac{798.10^{-3}}{0,404^{2}} = 9,78$ (m/s2).

Sai số tỉ đối của gia tốc là: $\delta v = 2.(\delta s + 2.\delta t) = 2.(0,0013 + 2.0,012) = 0,0506$ (m/s).

Sai số của vận tốc là: $\triangle v = \delta v.\overline{v} = 0,0506.9,78 = 0,49$ (m/s).

Kết quả: v = 9,78 $\pm $ 0,49 (m/s).

Xem thêm các bài Giải sgk vật lí 10, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk vật lí 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập