Đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 9

Kì thi THPT Quốc gia năm 2017 chỉ còn khoảng một tháng nữa đã diễn ra. Đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 9

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1.  Pháp luật mang đặc trưng nào dưới đây?

A. Tính quy phạm phổ biến.       
B. Tính cơ bản.
c. Tính hình thức.                         
D. Tính xã hội.

 

Câu 2.  Cơ quan, tổ chức duy nhất nào có quyền ban hành và đảm bảo thực hiện pháp luật?

A. Các cơ quan nhà nước.            
B. Quốc hội
C. Chính phủ.                              
D. Nhà nước.

 

Câu 3.  Luật nào là luật cơ bản của Nhà nước?

A. Lụật kinh tế.  
B. Luật chính trị.      
C.Hiến pháp.                 
D. Luật đối ngoại.

 

Câu 4.  Tại sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp?

A. Vì pháp luật là của một giai cấp xây dựng nên.
B. Vì pháp luật đại diện cho toàn bộ các giai cấp trong xã hội.
C. Vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội
D. Vì pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện

 

Câu 5.  Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu?

A. Từ con người.                                  
B.Từ thực tiễn đời sống xã hội.
C. Từ các mối quan hệ xã hội.             
D. Từ chuẩn mực xã hội.

 

Câu 6.  Chị A đã phát hiện ra hành vi giết người của anh B và tố cáo anh B, trong trường hợp này chị A đã?

A. Sử dụng pháp luật.                 
B. Thi hành pháp luật,
C. Tuân thủ pháp luật.                
D. Áp dụng pháp luật.

 

Câu 7.  Công ty X ra quyết định tiếp nhận chị Y làm nhân viên của công ty, điều này thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

A.Sử dụng pháp luật.                  
B. Thi hành pháp luật,
C. Tuân thủ pháp luật.                
D. Áp dụng pháp luật.

 

Câu 8.  Pháp luật có quy định thanh niên đủ 18 tuổi trở lên đến 25 tuổi phải đi Nghĩa vụ quân sự nếu như được triệu tập. Hưng có giấy gọi của cơ quan chính quyền và đã tham gia nghĩa vụ đầy đủ, như vậy Hưng đã?

A. Sử dụng pháp luật.    
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.   
D. Áp dụng pháp luật.

 

Câu 9.  Pháp luật nước Việt Nam quy định người đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình?

A. Từ 14 tuổi trở lên.         
B.Từ 16 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên.        
D. Từ 19 tuổi trở lên.

 

Câu 10.  Vi phạm hình sự là

A. hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.  
B.hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C.hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.         
D. hành vi đặc biệt nguy hiểm cho

 

Câu 11.  Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

A.Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
C.Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

 

Câu 12.  Điều nào sau đây không phải là mục dích của hôn nhân

A. xây dựng gia đình hạnh phúc.
B. củng cố tình yêu lứa đôi.
C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình.
D.thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.

 

Câu 13.  Bình bẳng trong quan hệ vợ chổng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C.Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

 

Câu 14.  Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình.

A.đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
B. không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.
C.yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.

 

Câu 15.  Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mội quan hệ cơ bản nào?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C.Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

 

Câu 16.  Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là.

A. người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
B. công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
C.Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
D. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.

 

Câu 17.  Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là.

A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.
B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.
C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
D. người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

 

Câu 18.  Thời gian làm việc của người cao tuổi được quy định trong luật lao động là.

A. không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.
B. không được quá 5 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần.
C. không được quá 6 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.
D. không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.

 

Câu 19.  Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?

A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.
C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.
D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

 

Câu 20.  Điểu 34, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định.  “cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với.

A. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.                   
B. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thẩn của con người.
C. Nguyện vọng của mọi công dân.                
D. Nét đẹp văn hóa và truyền thống của người Việt Nam.

 

Câu 21.  Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện bản chất của ai?

A.Giai cấp công nhân.                                             
B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C.Giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân lao động.               
D. Giai cấp công nhân và đội ngũ tri thức.

 

Câu 22.  Anh Nam vô tình giết người rồi sợ hãi và bỏ trốn. Khi bỏ trốn được 14 giờ anh đã suy nghĩ kỹ và ra tự thú. Nhờ hành vi tự thú của mình mà anh đã được giảm án tù giam. Điều này thể hiện.

A. Sự nghiêm minh của pháp luật.      
B. Sự khoan hồng của pháp luật.
C. Sự khắt khe của pháp luật.     
D. Sự chặt chẽ của pháp luật.

 

Câu 23.  đầu thú” và “tự thú” là hai hành vi?

A. Khác nhau.                                     
B. Tương tự nhau.
C.Trái ngược nhau.                             
D. Giống nhau hoàn toàn.

 

Câu 24.  Luật Đất đai quy định về việc cưỡng chế đất dành cho những hộ gia đình không chịu giao đất cho Nhà nước để thực hiện các mục tiêu chung của xã hội. Quy định này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?

A. Tính quy phạm, phổ biến.      
B. Tính quyển lực, bắt buộc chung,
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 
D. Tính nghiêm minh.

 

Câu 25.  Luật Hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn.  “nam đủ từ 20 tuổi trở lên và nữ đủ từ 18 tuổi trở lên” thì mới được kết hôn. Vì quy định này mà anh Tơ Nú dân tộc H mong đã phải chờ đến khi đủ 20 tuổi mới dám cưới vợ. Điều này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?

A.Tính quy phạm, phổ biến.       
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C.Tính xác định chặt chẽ vể mặt hình thức.  
D.Tính nghiêm minh.

 

Câu 26.  Khi pháp luật có nội dung lạc hậu, không phản ánh đúng các quan hệ kinh tế hiện hành thì nó sẽ tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội; điểu này thể hiện.

A.Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế.            
B.Sự tác động ngược trở lại của pháp luật đối với kinh tế.
C. Sự hỗ trợ lẫn nhau của pháp luật và kinh tế.               
D.Sự đồng nhất của pháp luật và kinh tế.

 

Câu 27.  Anh H là quan chức cấp cao trong Nhà nước, anh đã vi phạm tội danh cố ý giết người để bịt đẩu mối. Đứng trước pháp luật anh đã không khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, khi nhân chứng, vật chứng đẩy đủ Tòa án đã không khoan nhượng và xử anh rất nặng. Anh đã đưa ra lý do bản thân là một quan chức cấp cao và có nhiều đóng góp để nghị Tòa án giảm tội, nhưng không được Tòa chấp thuận. Điểu này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A.Tính quy phạm, phổ biến.               
B.Tính quyền lực, bắt buộc chung,
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.           
D.Tính nghiêm minh.

 

Câu 28.  Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm.

A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B.Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)

 

Câu 29.  Trong lớp học, An là một học sinh hiền lành và chăm chỉ. Tuy thành tích học tập chưa cao nhưng bạn luôn cố gắng và hết mình vì bạn bè. Trong một lần xảy ra sự cố, Công an vào Trường và lục túi của An đã phát hiện có ma túy. Lúc này, An biết mình bị vu oan và thực sự sợ hãi. Nhưng An vẫn rất bình tĩnh, hợp tác với các chú Công an và tố cáo hành vi buôn bán của một nhóm học sinh trong trường giúp các chú Công an triệt phá được cả đường giây. Thông qua điều này, An đã vận dụng vai trò nào của pháp luật?

A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để học sinh bảo vệ quyền lợi của chính mình và tố cáo hành vi sai trái trong học đường.
C. Pháp luật luôn bảo vệ lẽ phải.
D.Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 

Câu 30.  Ông Việt tổ chức buôn bán ma túy, theo em ông sẽ chịu hình thức pháp luật nào sau đây?

A. Vi phạm luật Hành chính.     
B. Vi phạm luật Dân sự.
C. Vi phạm luật Kinh tế.            
D.Vi phạm luật Hình sự.

 

Câu 31.  Trong các nghĩa vụ sau đây, nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý?

A. Người kinh doanh buôn bán phải có nghĩa vụ nộp thuế.
B.Thanh niên đủ 18 tuổi đi nghĩa vụ quân sự.
C.Học sinh phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy lớp học.
D. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ.

 

Câu 32.  Hãy xác định câu sai trong các nguyên tắc xử phạt hành chính về giao thông đường bộ

A. Mọi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được phát hiện kịp thời và phải đình chỉ ngay.
B.Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
C. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
D. Một vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt nhiều lần.

 

Câu 33.  Anh A rủ B đi ăn trộm máy tính trong khu tập thể, sau nhiều lần ăn trộm thành công thì bị phát hiện, theo em Công an sẽ xử lý như thế nào?

A. A bị vào tù còn B thì bị phạt tiền.
B.Cả A và B đều bị đi tù, riêng A sẽ nặng hơn.
C. Cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi các máy tính bị trộm.
D.Phạt tiền, giáo dục, răn đe.

 

Câu 34.  Quá trình thực hiện pháp luật chủ đạt hiệu quả khi các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thực hiện?

A.Đúng đắn các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
B.Đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
C. Đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
D. Đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.

 

Câu 35.  Người chưa thành niên, theo quy định của pháp luật là người chưa đủ?

A. 14 tuổi.         

B. 15 tuổi.        

C. 16 tuổi.        

D. 18 tuổi.

 

Câu 36.  Lỗi vượt đèn đỏ dành cho xe mô tô và cả xe máy điện là bao nhiêu hiện nay?

A.Từ 100 - 300 nghìn đồng.                                   
B. Từ 100 - 400 nghìn đồng.
C.Từ 200 - 400 nghìn đồng.                                   
D.Từ 50 - 200 nghìn đồng.

 

Câu 37.  Do xích mích, nhóm học sinh nữ (17 tuổi) đã dùng giày cao gót đánh vào mặt, tát, xỉ nhục, bắt bạn nữ quỳ gối, quay clip và tung lên mạng xã hội... vào một bạn nữ khác. Khiến bạn nữ phải nhập viện và bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý. Theo em, nhóm học sinh ấy sẽ bị xử lý như thế nào khi đứng trước pháp luật?

A. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường và xin lỗi bạn nữ sinh kia.
B.Chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
C.Nhắc nhở, răn đe trước trường, lớp.
D. Phạt tiền.

 

Câu 38.  Cần có người đại diện khi tham gia vào các giao dịch dân sự là người ở độ tuổi nào?

A. Từ 6 - dưới 18 tuổi.                      
B. Từ 6 - dưới 16 tuổi,
C. Từ 6 - dưới 15 tuổi.                      
D. Từ 6 - dưới 14 tuổi.

 

Câu 39.  Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm

A. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và giải quyết pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật, vi phạm pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật
D. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật, tuân thủ pháp luật.

 

Câu 40.  Theo luật Giao thông đường bộ hiện hành, người tham gia giao thông không có giấy phép lái xe bị phạt từ?

A. 800.000 - 1.200.000 đổng.      
B. 1.000.000 - 1.200.000 đổng,
C. 1.000.000 - 2.000.000 đông.   
D.500.000 - 800.000 đổng.

------------------------------ Hết ----------------------------

Xem thêm các bài Đề ôn thi GDCD 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề ôn thi GDCD 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn GDCD kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn GDCD kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn GDCD mới nhất năm 2018

4. Đề luyện thi môn GDCD những năm trước

5. Đề thi THPTQG môn GDCD năm 2017 (đầy đủ mã đề)

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.