Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của Mĩ phát triển như thế nào?
- A. Nhanh chóng
- B. Thần kì
-
C. Mạnh mẽ
- D. Ổn đinh
Câu 2: Từ năm 1973 đến năm 1982, nền kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây
- A. Phục hồi
-
B. Suy thoái
- C. Phát triển nhanh
- D.Phát triển chậm
Câu 3: Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây
-
A. Phục hồi và phát triển trở lại.
- B.Khủng hoảng suy thoái
- C. Phát triển không ổn định.
- D.Phát triển nhanh chóng
Câu 4: Trong những năm 1991 - 2000, nước Mỹ có vai trò chi phối
- A.Tất cả các tổ chức quân sự trên thế giới
- B.Tất cả các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới
-
C.Hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế
- D.Các công ty xuyên quốc gia trên thế giới
Câu 5: Mĩ đã giữ vị trí về kinh tế - tài chính như thế nào trên thế giới trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
- B. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới
- C. Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới
- D. Một trong những trung tâm kinh tế -tài chính lớn của thế giới
Câu 6: Đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
-
A.Phát triển nhanh nhưng không ổn định
- B.Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
- C.Vị trí kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới
- D. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt
Câu 7: Nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
-
A. Mĩ
- B. CHLB Đức
- C. Nhật Bản
- D. Trung Quốc
Câu 8: Để thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới Mĩ đã triển khai
- A. Kế hoạch Macsan
-
B.Học thuyết Rigan
- C. Chiến lược toàn cầu
- D.Chiến lược Cam kết và mở rộng
Câu 9: Trong chiến lược Cam kết và mở rộng. Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước?
- A. Tự do
- B. Bình đẳng
- C. Chủ quyền
-
D. Thúc đẩy dân chủ
Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã khôi phục kinh tế nhờ vào sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch
- A. Maobatton
- B. Nava
-
C. Mácsan
- D. Rơve
Câu 11: Tổ chức nào đã ra đời ở châu Âu trong năm 1951?
- A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
- B. Cộng đồng kinh tế châu Âu
- C. Cộng đồng châu Âu
-
D. Cộng đồng than - thép châu Ãu
Câu 12: Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước
-
B. áp dụng có hiệu quả những thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật
- C. dựa vào viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch Macsan”
- D. tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển
Câu 13: Trong giai đoạn 1950 - 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập đánh dấu thời kì
-
A. Phi thực dân hóa trên phạm vi thế giới
- B.Thực dân hóa trên phạm vi thế giới
- C. Thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa
- D.Khủng hoảng của chủ nghĩa thực dân
Câu 14: Năm 1967, tổ chức nào sau đây được thành lập ở châu Âu
-
A. Cộng đồng châu Âu (EC)
- B. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)
- C. Liên minh châu Âu (EU)
- D. Cộng đồng than thép châu Âu
Câu 15: Tổ chức nào dưới đây đã cổ vũ mạnh mẽ cho sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
- A. Cộng đồng châu Âu (EC)
-
B. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)
- C. Liên minh châu Âu (EU)
- D. Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU)
Câu 16: Trong những năm 1950 - 1973, nước Tây Âu nào dưới đây đã phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hòa Liên bang Đức
-
A. Pháp
- B. Thụy Điển
- C. Anh
- D. Phần Lan
Câu 17: Mục tiêu của liên minh châu Âu EU là
- A.Hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ
- B.Hợp tác liên minh trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại
-
C.Hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế. tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung
- D.Hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, quân sự
Câu 18: Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tình là
- A. Liên hợp quốc
-
B. Liên minh châu Âu
- C. ASEAN
- D. NATO
Câu 19: Lực lượng thực hiện những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945 - 1952 là
- A. Chính phủ Nhật Bàn
- B. Thiên hoàng
- C. Nghị viện Nhật Bản
-
D. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh
Câu 20: Hiệp ước nào sau đây đã chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh ở Nhật Bản
-
A. Hiệp ước hòa bình Xan Phanranxixcô
- B. Hiệp ước Ball
- C. Hiệp ước Maxtrich
- D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật
Câu 21: Nền kinh tế Nhật Bản đạt tới sự phát triển “thần kì” trong những năm
- A. 1952- 1960
-
B. 1960- 1973
- C. 1952- 1973
- D.1973- 1991
Câu 22: Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
- A.Mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu
- B.Tăng cường hợp tác vói các nước châu Âu
- C.Tăng cường hợp tác với các nước châu Á
-
D.Liên minh chặt chẽ với Mĩ
Câu 23: Nhân tố quyết định dẫn đến sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
-
A. Con người
- B. Vai trò lãnh đạo quản lí của nhà nước
- C. Áp dụng các thành tựu khoa học
- D.Chi phí cho quốc phòng thấp
Câu 24: Sự kiện nào dưới đây diễn ra liên quan đến Nhật Bản vào năm 1956
-
A. Nhật Bản gia nhập Liên hợp quốc
- B. Nhật Bản chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh
- C. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
- D. Tuyên bố kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật
Câu 25: Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành
-
A.Siêu cường tài chính số một thế giới
- B.Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới
- C.Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
- D.Cường quốc chính trị của thế giới
Câu 26: Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
- A. Công cụ sản xuất mới
- B.Chinh phục vũ trụ
-
C. Sản xuất ứng dụng dân dụng
- D.Công nghệ phần mềm
Câu 27: Sự kiện nào dưới đây được xem là khởi đầu cho Chiến tranh lạnh
- A. Sự ra đời của Tồ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dưong
- B. Sự ra đời của Hội đồng tuơng trợ kinh tế
-
C. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ
- D. Mĩ triển khai kế hoạch Mácsan, viện trợ kinh tế cho Tây Âu
Câu 28: Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hon bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là
-
A. Cục diện “Chiến tranh lạnh”
- B. Xu thế toàn cầu hóa
- C. Sự hình thành các liên minh kinh tế
- D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập
Câu 29: Sự ra đời của tổ chức Hiêp ước Bắc Đại Tây Dương và tổ chức Hiệp ước Vácsava đã
- A. Thể hiện cuộc chạy đua vũ trang giữa Mĩ và Liên Xô lên đến đỉnh điểm
-
B. Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe
- C. Đặt thế giới đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới
- D. Chứng tỏ mâu thuẫn Đông - Tây, Xô - Mĩ đã lên đến đỉnh điểm
Câu 30: Sự kiện 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Cannada ký kết Định ước Henxinki (1975) đã
- A. Chứng tỏ Mĩ đoàn kết với các nước phương Tây để chống lại các nước XHCN
-
B. Tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu
- C. Chứng tỏ tình trang đối đầu giữa phe TBCN và XHCN ngày càng phát triển
- D. Mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp
Câu 31: Dưới đây là những sự kiện được coi là Khởi đầu cho chiến tranh lạnh
1. Tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời.
2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập.
3. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời.
4. Kế hoạch Mácsan ra đời.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian:
- A. 1, 2, 3, 4
-
B. 4, 2, 3, 1
- C. 4, 3, 2, 1
- D. 1, 3, 2, 4
Câu 32: Dưới đây là những sự kiện biểu hiện cho xu thế hòa hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt
1. M.Goócbachốp và G. Busơ (cha) chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
2. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được ký kết.
3. Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa.
4. Định ước Henxinki được ký kết.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian
-
A. 3, 2, 4,1
- B. 2, 3, 4, 1
- C. 2, 4, 3, 1
- D. 3, 4, 2, 1
Câu 33: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai nước Xô - Mĩ chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh là gì
- A. Nhân dân các nước thuộc địa phản đối
- B. Nhân dân hai nước phản đối
- C. Liên hợp quốc yêu cầu chấm dứt
-
D. Cuộc chạy đua vũ trang làm Xô - Mĩ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt
Câu 34: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ý chí đấu tranh giữ gìn hòa bình của các dân tộc được đề cao hơn bao giờ hết bởi vì
-
A. Họ vừa mới trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ
- B. Họ muốn tạo ra môi trường, điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác
- C. Hòa bình là điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác
- D. Hòa bình thế giới là kết quả của một quá trình đấu tranh
Câu 35: Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc khi nào
- A. Mĩ và Liên Xô đã được thỏa thuận về cắt giảm vũ khí chiến lược
- B. Tổ chức Hiệp ưóc Vacsava bị giải thể
- C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đòng Âu tan rã
-
D. Liên bang Xô viết tan rã, trật tự hai cực Ianta sụp đổ
Câu 36: Nội dung nào dưới đây không phải là thay đổi to lớn và phức tạp của thế giới từ sau những năm 1991?
- A. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành
-
B. Xu thế toàn cầu hóa
- C. Các quốc gia tập trung vào phát triển kinh tế
- D. Mĩ có lợi thế tạm thòi nên ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực”
Câu 37: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại là
- A. Do tình trạng bùng nổ của dân số thế giới
-
B. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất
- C. Yêu cầu sản xuất các loại vũ khí mới, hiện đại
- D. Do sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Câu 38: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạng nào giữ vị trí then chốt đối với sự phát triển của thế giới?
-
A. Cách mạng khoa học công nghệ
- B. Cách mạng xanh trong nông nghiệp
- C. Cách mạng chất xám
- D. Cách mạng công nghiệp
Câu 39: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là
- A. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi
-
B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
- C. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ
- D. Tạo ra các công cụ sản xuất mới
Câu 40: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay
- A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
- B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia
-
C. Sự hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới
- D. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn