Câu 1: Định ước Henxinki (8/1975) được kí kết giữa 33 nước châu Âu cùng Mỹ và Canađa đã
-
A. đánh dấu chấm dứt tình trạng đối đầu Đông - Tây ở châu Âu.
- B. tạo tiền đề cho việc thiết lập quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
- C. mở ra điều kiện giải quyết hòa bình các xung đột trên thế giới.
- D. khẳng định hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo ở châu Âu.
Câu 2: Yếu tố khách quan dẫn tới sự ra đời của tổ chức ASEAN là
- A. sự gần gũi về địa lí, tương đồng về lịch sử, kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.
- B. nhu cầu giúp đỡ nhau giải để quyết khó khăn và phát triển của các nước thành viên.
-
C. sự xuất hiện của những tổ chức hợp tác khu vực trên Thế giới.
- D. nhu cầu hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và chủ nghĩa xã hội.
Câu 3: Một trong những điểm giống nhau giữa phong trào Cần Vương (1885 - 1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) là
- A. đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của chiếu Cần vương.
- B. đều nổ ra khi thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
-
C. đều làm chậm quá trình hoàn thành xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- D. đều bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến.
Câu 4: Nhận xét nào đúng về phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
-
A. không mang tính cải lương.
- B. chỉ mang tính dân tộc.
- C. không mang tính cách mạng.
- D. chỉ có tính chất dân chủ.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước đồng minh trong hội nghị Ianta (2/1945)?
- A. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
-
B. Chấm dứt chiến tranh, trừng phạt các nước bại trận.
- C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
- D. Tổ chức lại thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 6: Hình thức phát triển của bạo lực trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
- A. có sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
- B. giành chính quyền một cách nhanh gọn, ít đổ máu.
-
C. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
- D. kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị.
Câu 7: Bài học từ việc kí kết hiệp định Sơ bộ (1946), Giơ-ne-vơ (1954), Pari (1973) được vận dụng trong hoạt động ngoại giao hiện nay là
- A. nhân nhượng đến cùng để giữ vững hòa bình.
- B. tranh thủ không điều kiện sự giúp đỡ quốc tế.
- C. chỉ đảm bảo nguyên tắc thống nhất đất nước.
-
D. không vi phạm chủ quyền quốc gia, dân tộc.
Câu 8: Công cuộc chuẩn bị toàn diện cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được hoàn thành trong
- A. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ (từ ngày 15 đến ngày 20/4/1945).
-
B. cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945).
- C. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (2/1943).
- D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941).
Câu 9: Sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930) là
-
A. kết hợp phong trào yêu nước với phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác Lênin.
- B. soạn thảo Cương lĩnh chính trị, giải quyết nhiệm vụ dân tộc và dân chủ của cách mạng.
- C. tiến hành hội nghị thành lập Đảng ở nước ngoài.
- D. giữ vai trò triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
Câu 10: Cách mạng Lào (1945 - 1975) nhận được sự giúp đỡ có hiệu quả nhất từ
- A. nhân dân Campuchia.
-
B. quân tình nguyện Việt Nam.
- C. Liên hợp quốc.
- D. nhân dân tiến bộ Pháp.
Câu 11: Thuận lợi mới của cách mạng Việt Nam sau chiến thắng Biên giới (1950) là
- A. căn cứ địa Việt Bắc được bảo vệ.
- B. được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
-
C. quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- D. tiêu hao được một bộ phận sinh lực địch.
Câu 12: Yếu tố quốc tế tác động trực tiếp đến việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương là
- A. xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
- B. xu thế toàn cầu hóa.
-
C. sự hòa hoãn giữa các nước lớn.
- D. chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.
Câu 13: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (1858 - 1859) đã không
- A. buộc thực dân Pháp phải chuyển hướng tấn công vào Gia Định.
- B. chứng tỏ tinh thần đoàn kết, chủ động kháng chiến của nhân dân.
-
C. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
- D. phản ánh sự phối hợp chiến đấu giữa triều đình Huế với nhân dân.
Câu 14: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1913) ở Việt Nam trong bối cảnh
-
A. đã cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.
- B. đang tiến hành quá trình xâm lược toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
- C. đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
- D. đã dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Câu 15: Một trong những ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
- A. làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu người Nga.
- B. xóa bỏ chế độ bóc lột, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga.
-
C. làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh, bao trùm thế giới.
- D. đưa nhân dân lao động Nga lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
Câu 16: Xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về
- A. Khuynh hướng.
-
B. Kẻ thù trước mắt.
- C. Động cơ.
- D. Lực lượng lãnh đạo.
Câu 17: Nội dung mới thể hiện sự tiến bộ và nhân văn trong Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) so với Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) là
-
A. Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh.
- B. các bên tham chiến ngừng bắn, chấm dứt các hoạt động quân sự.
- C. các đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
- D. các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Câu 18: Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975), để bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, Đảng Lao động Việt Nam đã đưa ra biện pháp gì?
- A. Tăng lương, thực hiện đời sống mới.
- B. Đưa nông dân vào các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao.
-
C. Triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
- D. Tăng cường vệ sinh phòng bệnh, chăm lo sức khỏe cho nhân dân.
Câu 19: Nội dung nào không phải là lí do Đảng cộng sản Đông Dương chưa chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945)?
- A. Tầng lớp trung gian còn ảo tưởng vào Nhật.
- B. Lực lượng của Nhật chưa hoàn toàn suy yếu.
- C. Cơ sở Đảng ở các địa phương chưa sẵn sàng.
-
D. Lực lượng của Pháp ở Đông Dương còn mạnh.
Câu 20: Ý nghĩa quan trọng của chiến thắng Bình Giã (2/12/1964) ở Việt Nam là
- A. chứng tỏ sự bất lực, yếu kém của Chính phủ và quân đội Hoa Kỳ.
- B. mở đầu thời kì khủng hoảng triền miên của chính quyền Sài Gòn.
-
C. làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
- D. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
Câu 21: Bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau được kí kết ngày 23/8/1939 là
- A. đỉnh cao trong chính sách dung dưỡng của Liên Xô đối với phát xít Đức.
- B. mục tiêu hàng đầu trong chính sách không can thiệp của Mỹ.
- C. thắng lợi trong chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp.
-
D. giải pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên Xô lúc bấy giờ.
Câu 22: Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, từ năm 1969 đến năm 1973, Mỹ tiếp tục
- A. sử dụng thủ đoạn ngoại giao, hoà hoãn Liên Xô - Trung Quốc.
-
B. âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
- C. sử dụng quân Mỹ và quân đồng minh làm lực lượng xung kích.
- D. tăng cường hơn nữa việc dồn dân lập “ấp chiến lược”.
Câu 23: Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. chế độ phong kiến.
- B. chế độ nô lệ.
- C. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
-
D. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
Câu 24: “Người khổng lồ về kinh tế, chú lùn về chính trị” là cụm từ nói về nước nào?
- A. Canađa.
-
B. Nhật Bản.
- C. Pháp.
- D. Cộng hòa liên bang Đức.
Câu 25: Quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
-
A. Inđônêxia.
- B. Việt Nam.
- C. Thái Lan.
- D. Lào.
Câu 26: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ
-
A. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- B. tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít, bảo vệ Tổ quốc.
- C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- D. giúp đỡ các nước Đông Âu thành lập nhà nước.
Câu 27: Nội dung nào không đúng về tác động của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đối với phong trào giải phóng dân tộc?
- A. Là một yếu tố dẫn tới sự ra đời của phong trào “Không liên kết”.
-
B. Quyết định xu hướng phát triển của các nước sau khi giành độc lập.
- C. Để lại di chứng cho nhiều nước trong quá trình phát triển sau này.
- D. Làm cho cuộc đấu tranh ở nhiều nước trở nên căng thẳng, phức tạp.
Câu 28: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam bao gồm:
-
A. tiểu thương, tiểu chủ, công chức, trí thức, học sinh, sinh viên.
- B. tiểu thương, tiểu chủ, trí thức, thợ thủ công, tư sản dân tộc.
- C. thợ thủ công, viên chức, học sinh, sinh viên, tiểu địa chủ.
- D. chủ xưởng, thợ thủ công, học sinh, sinh viên, công chức.
Câu 29: Ý nào phản ánh đúng về Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được kí kết giữa hai đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính Phủ Pháp?
-
A. Việt Nam đã đổi không gian lấy thời gian.
- B. Pháp đã công nhận chủ quyền của Việt Nam.
- C. Việt Nam đã nhân nhượng tất cả các quyền lợi kinh tế, chính trị cho Pháp.
- D. Pháp đã công nhận quyền tự quyết của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Câu 30: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là
- A. đất nước bị chia cắt hoàn toàn thành hai miền.
-
B. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau.
- C. tiến hành chống chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ.
- D. chịu tác động sâu sắc của chiến tranh lạnh.
Câu 31: Nguyên tắc tư tưởng được Việt Nam Quốc dân đảng nêu ra năm 1929 là
- A. Chủ nghĩa xã hội dân chủ.
- B. học thuyết Tam dân.
-
C. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
- D. Triết học ánh sáng.
Câu 32: Trước tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển cần
- A. giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc.
- B. cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”.
- C. tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường.
-
D. gia tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Câu 33: Mục đích cuối cùng của Pháp trong kế hoạch Nava là
- A. bình định Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực.
- B. tăng cường ngụy quân và xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
- C. làm thất bại âm mưu của các cường quốc, độc chiếm Đông Dương.
-
D. giành thắng lợi quân sự quyết định nhằm kết thúc chiến tranh.
Câu 34: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc?
- A. Nguyễn Ái Quốc tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp (1917).
- B. Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai (6/1919).
-
C. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (7/1920).
- D. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua, tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (25/12/1920).
Câu 35: Nghị quyết của Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4/1945) ở Việt Nam được triển khai trong thực tiễn qua sự kiện
-
A. Việt Nam giải phóng quân ra đời (15/5/1945).
- B. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam thành lập (16/4/1945).
- C. Đại hội quốc dân được triệu tập (16 – 17/8/1945).
- D. “Quân lệnh số ” được ban bố (13/8/1945).
Câu 36: Đảng cộng sản Đông Dương được công nhận là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế cộng sản từ sau
- A. hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời (10/1930).
-
B. phong trào cách mạng 1930 - 1931.
- C. hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (6/1 - 7/2/1930).
- D. phong trào dân chủ 1936 - 1939.
Câu 37: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 không có sự tương đồng về
- A. Lãnh đạo.
- B. Phương pháp.
- C. Kết quả.
-
D. Hình thái.
Câu 38: Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo (10/1930) không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất vì lí do chủ yếu nào?
- A. Nông dân là giai cấp đông đảo và bị bóc lột nặng nề nhất trong xã hội Việt Nam.
- B. Công - nông là lực lượng đông đảo và quyết liệt nhất của cách mạng.
- C. Phần lớn ruộng đất còn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến.
-
D. Không xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.
Câu 39: Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965), “ấp chiến lược” đóng vai trò là
- A. chỗ dựa.
- B. công cụ.
- C. hậu cứ.
-
D. “xương sống”.
Câu 40: Nguyên nhân khách quan nào giúp các nước Tây Âu hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sự suy yếu của Liên Xô.
-
B. Sự viện trợ của Mỹ.
- C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
- D. Áp dụng thành tựu cách mạng khoa học kĩ thuật.