Câu 1: Ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân đồng minh vào miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” là nội dung chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ?
- A. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- C. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
-
D. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Câu 2: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tôc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc”. Đoạn trích trên đây trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?
-
A. Toàn dân kháng chiến.
- B. Toàn diện kháng chiến.
- C. Trường kì kháng chiến.
- D. Tự lực cánh sinh.
Câu 3: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
- A. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.
- B. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.
-
C. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.
- D. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.
Câu 4: Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc - thu đông 1947 có ý nghĩa gì?
- A. Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
- B. Buộc địch cơ cụm về thế phòng ngự bị động..
-
C. Làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.
- D. Làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.
Câu 5: Từng là đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tại sao sau chiến tranh Mĩ và Liên Xô lại chuyển sang đối đầu?
-
A. Vì mục tiêu chiến lược của 2 nước đối lập nhau: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới, Mĩ muốn làm bá chủ thế giới...
- B. Vì bất đồng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế: vấn đề Ápganixtan, Campuchia, Namibia…
- C. Vì Mĩ và Liên Xô mâu thuẫn về lợi ích ở nhiều khu vực trên thế giới.
- D. Vì Liên Xô và Mĩ đều muốn khẳng định ưu thế của mình và muốn vươn lên làm bá chủ thế giới.
Câu 6: Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời kì chống Mĩ cứu nước:
- A. Thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
- B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
-
C. Đồng thời thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- D. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng tư sản ở miền Nam
Câu 7: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975) đã buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari?
- A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.
- B. Chiến thắng trong mùa khô 1966 - 1967.
-
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
- D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 8: Ý nào phản ánh đúng nhất về chiếu Cần vương (13/7/1885):
- A. Kêu gọi văn thân sĩ phu kháng chiến.
- B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cùng triều đình kháng chiến.
- C. Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên cùng triều đình kháng chiến.
-
D. Kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đúng lên vì vua mà kháng chiến.
Câu 9: Cố gắng cao nhất của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương được thể hiện qua kế hoạch quân sự nào?
- A. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
-
B. Kế hoạch Nava.
- C. Kế hoạch Rơve.
- D. Kế hoạch Bôlae.
Câu 10: Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
- A.Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
- B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
- C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
-
D. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.
Câu 11: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”?
- A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.
- B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
-
C. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam.
- D. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 12: Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là:
- A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
-
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 13: Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác là:
- A. Công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công (1929).
- B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện “vô sản hóa” (1928).
- C. Công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công (1928).
-
D. Công nhân Ba Son bãi công (8-1925).
Câu 14: Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì:
- A. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.
- B. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân.
-
C. Đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.
- D. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Câu 15: Ý nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Chi phí cho quốc phòng thấp.
- B. Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
-
C. Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
- D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 16: Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là?
- A. Phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.
- B. Tiếp tục thống trị Việt Nam lâu dài.
- C. Kết thúc chiến tranh trong danh dự.
-
D. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
Câu 17: Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
1. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)
2. Phong trào "Đồng khởi".
3. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa)
4. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị sụp đổ.
-
A. 2, 1, 4, 3.
- B. 1, 4, 2, 3.
- C. 1, 3, 2, 4.
- D. 1, 2, 3, 4.
Câu 18: Sai lầm cơ bản cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của cuộc vận động Duy tân (do Phan Châu Trinh lãnh đạo) là:
- A. Chưa có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
- B. Nội dung cải cách không gần với nhân dân
-
C. Không nhận thức đúng về bản chất của chủ nghĩa đế quốc
- D. Không xác định được kẻ thù chủ yếu của dân tộc là Pháp
Câu 19: Ý nào không đúng khi đánh giá về hiệu quả thực hiện phương hướng chiến lược của quân dân Việt Nam trong Đông – Xuân 1953 – 1954?
- A. Làm kế hoạch Nava không thể thực hiện được theo dự kiến.
- B. Khoét sâu vào mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của thực dân Pháp.
-
C. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.
- D. Buộc Nava phải điều chỉnh kế hoạch, tập trung lực lượng lên miền núi.
Câu 20: Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc Việt Nam có viết: “Hỡi quốc dân đồng bào! …Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục …”. Đoạn trích trên cho biết:
-
A. thời cơ cách mạng đã chín muồi.
- B. thời cơ cách mạng đang đến gần.
- C. thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.
- D. Cách mạng tháng Tám đã thành công.
Câu 21: Tình thế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945 như thế nào?
-
A. Vô cùng khó khăn, như “ngàn cân treo sợi tóc”.
- B. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.
- C. Bị các nước đế quốc bao vây, cô lập.
- D. Đất nước hỗn loạn do Pháp trở lại xâm lược.
Câu 22: Sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian trong công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
1. Mặt trận Việt Minh được thành lập
2. Khu giải phóng Việt Bắc ra đời.
3. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì được triệu tập.
- A. 2, 3, 1.
- B. 1, 2, 3.
-
C. 1, 3, 2.
- D. 3, 1, 2.
Câu 23: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
- A. Bù đắp tổn thất do quá trình xâm lược Việt Nam.
-
B. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
- C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
- D. Khôi phục nền kinh tế Việt Nam.
Câu 24: “Đó là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước Nga – chế độ Nga hoàng chuyên chế thống trị nhân dân từ bao đời nay đã bị sụp đổ chỉ trong vòng 8 ngày”
Những câu nói trên của Lê-nin nói về sự kiện nào?
-
A. Cách mạng tháng Hai
- B. Cách mạng tháng Mười
- C. Cách mạng 1905-1907
- D. Chính sách kinh tế mới
Câu 25: Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì:
- A. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.
-
B. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
- C. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.
- D. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.
Câu 26: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước, vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã:
-
A. Tiến hành cải cách tiến bộ.
- B. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây
- C. Duy trì chế độ phong kiến
- D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 27: Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?
- A. Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người đã ký kết và những người kế tục
-
B. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.
- C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.
- D. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
Câu 28: Điểm giống nhau giữa cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc và Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là:
- A. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
-
B. Đánh đổ chế độ phong kiến.
- C. Đánh đổ chính quyền của tư sản.
- D. Lãnh đạo là giai cấp tư sản.
Câu 29: Mục tiêu chiến lược của ta khi quyết định mở Chiến dịch Biên giới 1950 là nhằm:
- A. tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
- B. khai thông đường biên giới biên giới Việt - Trung.
- C. để đánh bại kế hoạch tấn công lên Việt Bắc lần thứ nhất của thực dân Pháp.
-
D. tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt-Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng.
Câu 30: Những thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)?
- A. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954 và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
-
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954.
- C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- D. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 31: Người đã công bố Chính sách mới và cũng là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là:
- A. Giôn-xơn
-
B. Ru-dơ-ven
- C. Oa-sinh-tơn
- D. Tơ-ru-man
Câu 32: Từ cuối 1953 đến đầu 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?
- A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sênô, Luôngphabăng.
-
B. Điện Biên Phủ, Sênô, Luôngphabăng, Plâycu.
- C. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâycu, Luôngphabăng.
- D. Điện Biên Phủ, Sênô, Plâycu, Sầm Nưa.
Câu 33: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô) tháng 2 năm 1945 là gì?
-
A. Phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
- B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
- C. Giải quyết hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai.
- D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Câu 34: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
-
A. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.
- B. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.
- C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.
- D. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình.
Câu 35: Sự khác nhau cơ bản nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên so với Việt Nam Quốc dân đảng là
- A. địa bàn hoạt động.
- B. đối tượng cách mạng đánh đổ.
- C. thành phần tham gia.
-
D. khuynh hướng cách mạng.
Câu 36: Sự thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu bức thiết là phải
- A. xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc.
-
B. tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- C. thành lập một chính đảng của giai cấp tiên tiến.
- D. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Câu 37: Điểm khác nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
-
A. Có lực lượng quân Mĩ trực tiếp chiến đấu.
- B. Dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
- C. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
- D. Biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới.
Câu 38: Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?
- A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
- B. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.
- C. Tư tưởng, chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.
-
D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
Câu 39: Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay là:
- A. Đạt thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.
- B. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
- C. Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
-
D. Trở thành các nước độc lập, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội...
Câu 40: Nội dung nào sau đây trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo?
- A. Đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.
-
B. Đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam
- C. Đặt vấn đề giai cấp lên hàng đầu, đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam
- D. Đặt vấn đề giai cấp lên hàng đầu, thấy được khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.