PHẦN HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC
Dạng 1: Hóa trị
Bài tập 1: Hãy xác định hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO3, biết trong hợp chất này O có hóa trị II.
Bài tập 2: Đúng điền đúng (Đ), sai điền sai (S) vào các ô vuông trong các nhận định sau đây:
Phát biểu | Đ/S |
Các chất có cùng khối lượng phân tử thì có cùng công thức hóa học. | ? |
Cách biểu diễn công thức hóa học của kim loại và khí hiếm giống nhau. | ? |
Công thức hóa học của các đơn chất phi kim trùng với kí hiệu nguyên tố hóa học. | ? |
Công thức hóa học cho ta biết được khối lượng phân tử của chất. | ? |
Dựa vào công thức hóa học, ta luôn xác định được hóa trị của các nguyên tố. | ? |
Bài tập 3: Hợp chất Ba(NO3)y có khối lượng phân tử là 261 (amu). Biết barium có khối lượng nguyên tử là 137 và có hóa trị II. Hãy xác định hóa trị của nhóm NO3.
Bài Làm:
Bài tập 1: Gọi hóa trị của S là x ta có: x.1 = II.3 ⇒ x = VI.
Vậy S có hóa trị VI trong hợp chất SO3.
Bài tập 2:
Phát biểu | Đ/S |
1. Các chất có cùng khối lượng phân tử thì có cùng công thức hóa học. | S |
2. Cách biểu diễn công thức hóa học của kim loại và khí hiếm giống nhau. | Đ |
3. Công thức hóa học của các đơn chất phi kim trùng với kí hiệu nguyên tố hóa học. | S |
4. Công thức hóa học cho ta biết được khối lượng phân tử của chất. | Đ |
5. Dựa vào công thức hóa học, ta luôn xác định được hóa trị của các nguyên tố. | Đ |
- Phát biểu 1 sai, vì có nhiều chất trùng khối lượng phân tử nhưng công thức hóa học khác nhau, ví dụ: carbon dioxide (CO2) và dinitrogen oxide (N2O) đều có cùng khối lượng phân tử là 44 amu.
- Phát biểu 3 sai, công thức hóa học của các đơn chất phi kim chưa chắc trùng với kí hiệu nguyên tố hóa học. Ví dụ đơn chất Cl2 tạo bởi nguyên tố Cl.
Bài tập 3: Khối lượng phân tử của Ba(NO3)y bằng 261
=> 137 + 62y = 261 => y = 2
Công thức hóa học được lập là Ba(NO3)2
Gọi hóa trị của cả nhóm NO3 là a ta có $Ba^{II}(NO_{3})^{a}_{2}$
=> II.1 = a.2 => a = I
Vậy nhóm NO3 có hóa trị I