PHẦN SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Bài tập 1: Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố aluminium?
b) Nguyên tố aluminium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Bài tập 2: Nguyên tố xenon (Xe) có 8 electron ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết xenon là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Ở điều kiện thường xenon tồn tại ở thể nào?
Bài tập 3: Cho các nguyên tố hoá học sau: H, Mg, B, Na, S, O, P, Ne, He, Al.
a) Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm?
b) Những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kì?
c) Những nguyên tố nào là kim loại? Phi kim? Khí hiếm?
Bài tập 4: Hãy cho biết vị trí của nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm), biết vỏ nguyên tử của nguyên tố Y có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron. Từ đó cho biết Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài Làm:
Bài tập 1:
a) Ô nguyên tử aluminium cho biết các thông tin:
- Số hiệu nguyên tử: 13
- Kí hiệu hóa học: Al
- Tên nguyên tố: Aluminium
- Khối lượng nguyên tử: 27 amu.
b) Vì lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron; từ lớp thứ hai trở đi chứa tối đa 8 electron, …
=> 13 = 2 + 8 + 3
Nguyên tố aluminium nằm ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Bài tập 2: Vì có 8 electron ở lớp vỏ nguyên tử nên Xe thuộc nhóm VIIIA - nguyên tố khí hiếm, là chất khí ở điều kiện thường.
Bài tập 3:
a) Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm: (H, Na), (B, Al), (S, O), (He, Ne).
b) Những nguyên tố thuộc cùng một chu kì: (H, He), (B, O, Ne), (Na, Mg, Al, P, S).
c) Những nguyên tố là kim loại: Na, Mg, Al, B; phi kim: O, P, S; khí hiếm: He, Ne.
Bài tập 4:
- Nguyên tử Y có 4 electron ở lớp ngoài cùng => M nằm ở nhóm IVA
- Nguyên tử Y có 2 lớp electron => M nằm ở chu kì 2
- Y có tổng số electron là 2 + 4 = 6
=> Y thuộc ô số 6, nằm ở nhóm IVA, chu kì 2
- Y thuộc nhóm IVA, chu kì 2 nên Y là phi kim.