NHẬN BIẾT
20.1. Cho phản ứng hoá học sau: C (s) + O2 (g) → CO2 (g)
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên?
A. Nhiệt độ. C. Hàm lượng carbon.
B. Áp suất O2. D. Diện tích bề mặt carbon.
Bài Làm:
Đáp án: C
20.1. Cho phản ứng hoá học sau: C (s) + O2 (g) → CO2 (g)
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên?
A. Nhiệt độ. C. Hàm lượng carbon.
B. Áp suất O2. D. Diện tích bề mặt carbon.
Bài Làm:
Đáp án: C
Trong: Giải SBT Hoá 10 kết nối bài 20 Ôn tập chương 6
20.2. Cho Zn phản ứng với HCl để điều chế hydrogen. Hãy nêu 3 cách để làm tăng tốc độ phản ứng này.
20.3. Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau
(1) Dùng chất xúc tác manganese dioxide.
(2) Nung ở nhiệt độ cao.
(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.
(4) Đập nhỏ potassium chlorate.
(5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.
Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
20.4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp.
B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
C. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hoá cơm nếp thành rượu.
D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn.
20.5. Trong quy trình sản xuất sulfuric acid, xảy ra phản ứng hoá học sau
2SO3 $\overset{V_{2}O_{5}}{\rightarrow}$ 2SO2 + O2
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi tăng áp suất khí SO2 hay O2 thì tốc độ phản ứng đều tăng lên.
B. Tăng diện tích bề mặt của xúc tác V2O5 sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.
C. Xúc tác sẽ dần chuyển hoá thành chất khác nhưng khối lượng không đổi.
D. Cần làm nóng bình phản ứng để đẩy nhanh tốc độ phản ứng.
20.6. Khi để ở nhiệt độ 30°C, một quả táo bị hư sau 3 ngày. Khi được bảo quản ở 0°C (trong tủ lạnh), quả táo đó bị hư sau 24 ngày.
a) Hãy tính hệ số nhiệt độ của phản ứng xảy ra khi quả táo bị hư.
b) Nếu bảo quản ở 20°C, quả táo sẽ bị hư sau bao nhiêu ngày?
20.7. Cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai. Giải thích.
(1) Để phản ứng hoả học xảy ra, các hạt (phân tử, nguyên tử, ion) của chất phản ứng phải va chạm với nhau.
(2) Khi áp suất khi CO tăng, tốc độ phản ứng 4CO + Fe3O4 → 4CO2 + 3Fe tăng lên.
(3) Khi tăng nhiệt độ lên 10°C, tốc độ của các phản ứng hoá học đều tăng gấp đôi.
(4) Nếu năng lượng va chạm giữa hai phân tử chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng hoạt hoá thì sẽ gây ra phản ứng hoá học.
(5) Phản ứng có năng lượng hoạt hoá càng thấp thì xảy ra càng nhanh
20.8. Ở 225°C, khí NO2 và O2 có phản ứng sau
2NO + O2 → 2NO2.
Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng: v = k.$C_{NO}^{2}.C_{O_{2}}$
Cho biết tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu
(i) Tăng nồng độ NO lên 2 lần.
(ii) Giảm nồng độ O2 đi 3 lần.
(iii) Tăng nồng độ NO2 lên 2 lần.
20.9. Phản ứng phân huỷ ethyl iodide trong pha khis xảy ra như sau:
C2H5I → C2H4 + HI
Ở 127°C, hằng số tốc độ của phản ứng là 1,60 $10^{-7}s^{- 1}$; ở 227°C là 4,25.10$^{-4}s^{-1}$
a) Hãy tính hệ số nhiệt độ của phản ứng trên
b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 167°C.
20.10. Ở vùng đồng bằng (độ cao gần mực nước biển), nước sôi ở 100°C. Trên đỉnh núi Fansipan (cao 3 200 m so với mực nước biển), nước sôi ở 90°C. Khi luộc chín một miếng thịt trong nước sôi, ở vùng đồng bằng mất 3,2 phút, trong khi đó trên đỉnh Fansipan mất 3,8 phút.
a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng làm chín miếng thịt trên.
b) Nếu luộc miếng thịt trên đỉnh núi cao hơn, tại đó nước sôi ở 80°C thì mất bao lâu để luộc chín miếng thịt?
20.11. Chất độc màu da cam dioxin gây tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ con người. Nó phân huỷ vô cùng chậm trong đất. Nghiên cứu cho thấy phải mất tám năm để lượng dioxin trong đất giảm đi một nửa. Nếu một mảnh đất có chứa 0,128 mg dioxin thì sau bao lâu lượng dioxin còn lại là $10^{-6}$ g dioxin.
20.12. Phản ứng phân huỷ một loại hoạt chất kháng sinh có hệ số nhiệt độ là 2,5. Ở 27°C, sau 10 giờ thì lượng hoạt chất giảm đi một nửa.
a) Khi đưa vào cơ thể người (37°C) thì lượng hoạt chất giảm đi một nửa sau bao lâu?
b) Sau bao lâu thì hoạt chất kháng sinh này trong cơ thể người còn lại 12,5% so với ban đầu?
Xem thêm các bài Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.
Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.