Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 11 KN bài 24: Kinh tế Nhật Bản

3. VẬN DỤNG (9 câu)

Câu 1: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1972 là do những nguyên nhân chủ yếu nào?

Câu 2: Tại sao các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở ven biển?

Câu 3: Giải thích vì sao nông nghiệp chỉ có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

Câu 4: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của Nhật Bản (khoảng 70%) và thu hút 72,9% lực lượng lao động của Nhật Bản. Em hãy giải thích lý do?

Câu 5: Vì sao ngành đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản?

Câu 6: Giải thích nguyên nhân ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh?

Câu 7: Tại sao ngành công nghiệp điện tử - tin học được gọi là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản?

Câu 8: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Cơ cấu GDP của Nhật Bản năm năm 2010 và năm 2020

 

Cơ cấu GDP (%)

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2010

1,1

28,3

70,5

0,1

2020

1,0

29,1

69,6

0,3

(Nguồn: WB, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2010 và năm 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Câu 9: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 2. Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản

giai đoạn 2000 – 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

 

2000

2005

2010

2015

2020

Trị giá xuất khẩu

519,9

667,5

859,2

775,1

785,4

Trị giá nhập khẩu

452,1

599,8

782,1

799,7

786,2

(Nguồn: WB, 2022)

  1. Tính cán cân xuất - nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.
  2. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Nhật Bản đoạn 2000 – 2020.
  3. Nhận xét và kết luận.

Bài Làm:

Câu 1:

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1972 là do:

- Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp.

- Tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuât nhỏ, thủ công.

Câu 2:

Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở ven biển vì:

- Địa hình Nhật Bản chủ yếu là đến 80% là đồi núi, những khu vực ven biển có địa hình bằng phẳng hơn thuận lợi để xây dựng những trung tâm công nghiệp.

- Các trung tâm công nghiệp gần biển sẽ thuận lợi cho quá trình xuất khẩu ra nước ngoài. Con đường vận chuyển hàng hải là con đường vẫn chuyển hàng hoá quan trọng của Nhật, bởi các trung tâm công nghiệp Nhật cũng là nơi sản xuất nhiều hàng hoá cung cấp cho thị trường quốc tế.

- Các trung tâm công nghiệp Nhật Bản phụ thuộc vào những nguyên liệu nhập khẩu của nước ngoài. Bởi Nhật là đất nước nghèo nàn về tự nhiên, nhất là khoáng sản nên phải nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài, khi đặt trung tâm công nghiệp ven biển sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển hơn.

Câu 3:

Nông nghiệp Nhật Bản chỉ giữ vai trò thứ yếu vì:

- Địa hình Nhật Bản có nhiều đồi núi, địa hình bị cắt xẻ, có nhiều núi lửa nên chỉ thích hợp phát triển rừng và chăn nuôi.

- Địa hình đồng bằng nhỏ hẹp, diện tích đất nông nghiệp ít (chỉ chiếm 14% diện tích lãnh thổ) nên không thích hợp cho việc khai thác.

- Nhật Bản là một trong những cường quốc về kinh tế, vì vậy ngành công nghiệp luôn chiếm một vị trí lớn.

Câu 4:

Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của Nhật Bản (khoảng 70%) và thu hút 72,9% lực lượng lao động của Nhật Bản là do:

- Trình độ phát triển công nghiệp rất cao nên tạo ra nhiều ngành nghề, việc làm cho người dân nên Nhật Bản dễ dàng chuyển dịch các ngành kinh tế.

- Thu nhập của người dân cao nên dịch vụ phát triển.

- Trình độ học vấn của người dân cao nên họ lao động trí óc nhiều hơn và con người Nhật Bản rất cần cù chịu khó .

- Hạ tầng phục vụ dịch vụ rất đầy đủ và hiện đại.

Câu 5:

Ngành đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì: vị trí địa lí nằm ở nơi có sự giao nhau giữa dòng biển nóng Cư-rô-si-vo và dòng biển lạnh Ôi-a-si-vô nên có nhiều ngư trường lớn với nguồn cá dồi dào. Mặt khác, cá là thực phẩm chính trong những bữa ăn của người Nhật nên đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng để khai thác nguồn thủy hải sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Câu 6:

Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do:

- Đất nước Nhật Bản là quần đảo với 4 đảo lớn và hàng ngàn đảo nhỏ, đường bờ biển dài, việc giao lưu kinh tế xã hội trong nước và nước ngoài chủ yếu thực hiện bằng đường biển.

- Đất nước nghèo tài nguyên, nền sản xuất lớn gắn liền với hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa và thị trường thế giới nên do đó giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt nhằm hỗ trợ cho việc xuất - nhập khẩu của Nhật Bản.

- Giao thông vận tải biển là loại hình giao thông có nhiều ưu thế: giá rẻ, chở được hàng nặng, cồng kềnh đi xa, đường giao thông có sẵn nên đỡ tốn chi phí làm đường do đó giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Câu 7:

Ngành công nghiệp điện tử - tin học được gọi là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản vì:

- Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.

- Sản xuất ra các sản phẩm điện tử có sản lượng cao trên thế giới: máy tính, tivi, chất bán dẫn, rô-bốt,…

- Ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành công nghiệp khác.

Câu 8:

  1. Vẽ biểu đồ:

Câu 8: Cho bảng số liệu sau: Bảng 1. Cơ cấu GDP của Nhật Bản năm năm 2010 và năm 2020 	Cơ cấu GDP (%) 	Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản	Công nghiệp và xây dựng	Dịch vụ	Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2010	1,1	28,3	70,5	0,1 2020	1,0	29,1	69,6	0,3 (Nguồn: WB, 2022) a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2010 và năm 2020. b. Nhận xét và kết luận.

  1. Nhận xét và giải thích:

- Nhận xét:

+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ lệ rất nhỏ và có xu hướng giảm từ 1,1% xuống 1,0% (giảm 0,1%).

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng nhẹ từ 28,3% lên 29,1% (tăng 0,8%)

+ Cơ cấu ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất qua các năm nhưng đang có xu hướng giảm từ 70,5% xuống 69,6% (giảm 0,9%)

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng nhẹ không đáng kể trong suốt 10 năm, từ 0,1% năm 2010 lên 0,3% năm 2020 (tăng 0,2%).

- Kết luận: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng thay đổi không đáng kể.

Câu 9:

  1. Tính cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm:

 

2000

2005

2010

2015

2020

Trị giá xuất khẩu

519,9

667,5

859,2

775,1

785,4

Trị giá nhập khẩu

452,1

599,8

782,1

799,7

786,2

Cán cân xuất - nhập khẩu

67,8

67,7

77,1

-24,6

-0.8

  1. Vẽ biểu đồ:

Câu 9: Cho bảng số liệu sau: Bảng 2. Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản  giai đoạn 2000 – 2020 (Đơn vị: tỉ USD) 	2000	2005	2010	2015	2020 Trị giá xuất khẩu	519,9	667,5	859,2	775,1	785,4 Trị giá nhập khẩu	452,1	599,8	782,1	799,7	786,2 (Nguồn: WB, 2022) a. Tính cán cân xuất - nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. b. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Nhật Bản đoạn 2000 – 2020. c. Nhận xét và kết luận.

  1. Nhận xét và kết luận:

- Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu có nhiều biến động qua các năm:

+ Giai đoạn 2000 -  2010: trị giá xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng rất nhanh: trị giá xuất khẩu tăng 339,3 tỉ USD còn trị giá nhập khẩu tăng 330 tỉ USD.

+ Giai đoạn 2010 – 2015: trị giá xuất khẩu giảm 84,1 tỉ USD, còn trị giá nhập khẩu tăng từ 782,1 tỉ USD lên 799,7 tỉ USD (tăng 17,6 tỉ USD).

+ Giai đoạn 2015 – 2020: trị giá xuất khẩu tăng 10,3 tỉ USD, còn trị giá nhập khẩu thì lại giảm 13,5 tỉ USD.

- Cán cân xuất – nhập khẩu biến động qua các năm: từ năm 2000 đến năm 2010: cán cân xuất – nhập khẩu luôn dương nhưng từ năm 2010 đến năm 2020 cán cân xuất – nhập khẩu lại giảm xuống mức âm.

- Kết luận: Nhật Bản là nước xuất siêu nhưng trong những năm gần đây trị giá nhập khẩu đang dần lớn hơn trị giá xuất khẩu.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối bài 24: Kinh tế Nhật Bản

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Quan sát hình 24.1. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản năm 2020 và kể tên những cây trồng ở đảo Kiu-xiu của Nhật Bản.

Câu 1: Quan sát hình 24.1. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản năm 2020 và kể tên những cây trồng ở đảo Kiu-xiu của Nhật Bản.

Câu 2: Quan sát hình 24.1. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản năm 2020 và kể tên những cây trồng ở đảo Xi-cô-cư của Nhật Bản.

Câu 3: Quan sát hình 24.1. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản năm 2020 và kể tên những con vật nuôi ở đảo Hôn-su của Nhật Bản.

Câu 4: Quan sát Hình 24.2. Bản đồ phân bố công nghiệp Nhật Bản năm 2020 và kể tên những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp cơ khí của Nhật Bản.

Câu 4: Quan sát Hình 24.2. Bản đồ phân bố công nghiệp Nhật Bản năm 2020 và kể tên những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp cơ khí của Nhật Bản.

Câu 5: Quan sát Hình 24.2. Bản đồ phân bố công nghiệp Nhật Bản năm 2020 và kể tên những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản.

Câu 6: Quan sát Hình 24.2. Bản đồ phân bố công nghiệp Nhật Bản năm 2020 và kể tên những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp sản xuất giấycủa Nhật Bản.

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Nêu những nét đặc trưng về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản trong từng giai đoạn. Kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với những thách thức gì?

Câu 2: Nêu những nét đặc trưng về sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Nhật Bản.

Câu 3: Nhật Bản có những ngành công nghiệp chính nào? Nêu những đặc điểm nổi bật của các ngành công nghiệp và kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản.

Câu 4: Nêu những đặc điểm chung của ngành dịch vụ ở Nhật Bản. Ngành thương mại có những điểm đặc trưng gì?

Câu 5: Trình bày những nét đặc trưng về ngành giao thông vận tải của Nhật Bản.

Câu 6: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành tài chính ngân hàng và du lịch ở Nhật Bản.

Câu 7: Kinh tế lãnh thổ Nhật Bản được chia thành mấy vùng? Trình bày đặc điểm các vùng kinh tế quan trọng của Nhật Bản.

 

Hô-cai-đô

Hôn-su

Xi-cô-cư

Kiu-xiu

Diện tích

 

 

 

 

Nông nghiệp

 

 

 

 

Công nghiệp

 

 

 

 

Dịch vụ

 

 

 

 

Các trung tâm kinh tế lớn

 

 

 

 

 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao.

Câu 2: Chứng minh Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai nhưng kinh tế Nhật Bản vẫn phát triển.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải địa lí 11 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải địa lí 11 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.