Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 6 KN bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỷ X

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Âm mưu và thủ đoạn của nhà Hán trong việc đồng hoá dân tộc ta? Vì sao giữ độc quyền về sắt? 

Câu 2: Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến trước khởi nghĩa Lý Bí, nhân dân Âu Lạc chấp nhận sự thống trị đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đó là nhận định đúng hay sai. Giải thích và dùng một cuộc khởi nghĩa để chứng minh. 

Bài Làm:

Câu 1: 

Âm mưu và thủ đoạn:

- Tổ chức sắp xếp bộ máy cai trị đến việc tổ chức bóc lột triệt để mọi người dân Âu Lạc.

- Loại trừ người Âu Lạc ra khỏi bộ máy cai trị đưa người Hán sang nước ta, tìm cách xoá bỏ mọi phong tục, tập quán của người Âu Lạc để dần dần “Hán hoá” dân ta.

Tại vì:

- Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhân dân Âu Lạc đấu tranh để phát triển kinh tế. Nghề rèn sắt phát triển và thay dần nghề đúc đồng. Công cụ sản xuất và vũ khí được chế tạo bằng sắt nên sắc, nhọn hơn công cụ và vũ khí bằng đồng. Do vậy sản xuất đạt năng suất cao hơn, chiến đấu có hiệu quả hơn.

- Nhà Hán giữ độc quyền về sắt, về mặt kinh tế để hạn chế phát triển sản xuất ở Giao Châu, về mặt an ninh để hạn chế được sự chống đối của nhân dân.

Câu 2: 

Đó là nhận định hoàn toàn sai.

Giải thích:

- Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến trước khởi nghĩa Lý Bí, mặc dù bộ máy cai trị của phương Bắc càng được mở rộng, chính quyền đô hộ vẫn không thể kiểm soát được các làng xã, nhất là ở các vùng xa.

- Tiếp nối tinh thần chiến đấu anh dũng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhân dân Âu Lạc tiếp tục đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược.

- Cho đến trước cuộc khởi nghĩa Lý Bí, không thế kỉ nào chính quyền đô hộ không bị các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta làm cho thất điên bát đảo. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Chu Đạt (157 - 160); cuộc khởi nghĩa của Lương Long (178 - 181); khởi nghĩa Bà Triệu (248)...

Chứng minh bằng cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248):

- Năm 248, Bà Triệu cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa. Khi anh trai mất, Bà Triệu được nghĩa quân tôn làm chủ tướng.

- Từ nơi tụ nghĩa ban đầu ở vùng núi Nưa (Thanh Hóa), nghĩa quân ngày càng được đông đảo nhân dân ủng hộ. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng làm cho “toàn thể Giao Châu chấn động”.

- Trước tình hình đó, nhà Ngô cử tướng Lục Dận dẫn khoảng 8.000 quân kéo sang Giao Châu đàn áp cuộc khởi nghĩa. Bà Triệu và nghĩa quân phải chuyển về vùng Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa ngày nay). Ít lâu sau, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

- Mặc dù cuối cùng bị thất bại, cuộc khởi nghĩa đã thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 6 kết nối bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỷ X

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: “Vung tay đánh cọp xem còn dễ/ Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc nào? Nêu hiểu biết của em về vị anh hùng dân tộc đó. 

Câu 2: Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam thời kì Bắc thuộc?  

Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Nêu những nét chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. 

Câu 4: Nêu những nét chính về khởi nghĩa bà Triệu (nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử) 

Câu 5: Kể tên các sự kiện chính trong lịch sử đấu tranh chống chế độ cai trị phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X? 

Xem lời giải

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trình bày những thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến của nhân dân ta chống phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X. 

Câu 2: Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vua Hán đã làm gì? Vì sao phải làm như vậy? 

Câu 3: Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X. 

Câu 4: Điền các sự kiện lịch sử tương ứng với mốc thời gian đã cho sẵn dưới đây. Việc Lý Bí thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Thời gian

Sự kiện

Năm 542

 

Năm 544

 

Năm 550

 

Câu 5: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương từ tháng 5 - 545 đến năm 550 diễn ra như thế nào? Vì sao Triệu Quang Phục chọn đầm Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến? 

Xem lời giải

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Thông qua việc sưu tầm tài liệu lịch sử, em hãy kể cuộc kháng chiến chống quân nhà Lương của Triệu Quang Phục thay cho Lý Nam Đế. 

Câu 2: Vì sao trong thế kỉ VIII nhân dân ta khởi nghĩa chống chế độ cai trị của nhà Đường? 

Câu 3: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã có thay đổi gì về bộ máy cai trị so với trước? Nhận xét gì về sự thay đổi này? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải lịch sử và Địa lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải lịch sử và Địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ