BÀI 16: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP TRƯỚC THẾ KỈ X
1. KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
- Nguyên nhân khởi nghĩa: bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán.
- Mục đích của cuộc khởi nghĩa: chống ách đô hộ, bảo vệ nhân dân, khôi phục lại nền độc lập tự chủ đã được thiết lập từ thời vua Hùng dựng nước.
2. KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU
- Nguyên nhân khởi nghĩa: chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Ngô đầu thế kỉ III.
- Mục đích khởi nghĩa: lấy lại giang sơn, dựng lại nền độc lập, cởi ách nô lệ, không chịu làm tì thiếp cho người
- Diễn biến chính khởi nghĩa:
+ Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá).
+ Nghĩa quân đã giành được chính quyển tại nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam, khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
+ Nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp. Do lực lượng chênh lệch cuối cùng nghĩa cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
- Ý nghĩa khởi nghĩa: không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ mà còn góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho các cuộc khởi nghĩa sau này.
3. KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN
- Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Lý Bí: chế độ cai trị khắc nghiệt của nhà Lương.
- Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa (theo sơ đồ) và công cuộc bảo vệ Nhà nước Vạn Xuân:
+ Đầu năm 542, khởi nghĩa bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu
+ Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triểu đình, dựng điện Vạn Thọ và xây chùa Khai Quốc
+ Năm 545, quân Lương sang xâm lược nước Vạn Xuân. Triệu Quang Phục thay LÍ Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). Kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua, gọi là Triệu Việt Vương
+ Năm 602, nhà Tuỳ đưa quân sang xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt
- Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa:
+ Kết quả: Tự làm chủ lấy nước mình, lập nước Vạn Xuân, xưng là hoàng đế, đặt niên hiệu riêng, xây dựng triều đình tự chủ
+ Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cuối cùng thất bại nhưng đã chứng tỏ tỉnh thần độc lập, tự cường của người Việt, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở giai đoạn sau, “mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này”.
- Ý nghĩa của việc đặt tên nước ta là Vạn Xuân với mong muốn xã tắc truyền đến muôn đời.
4. KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN
- Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên lược đồ:
+ Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Hoan Châu (nay thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh).
+ Phạm vi cuộc khởi nghĩa: lan rộng khắp cả nước
+ Lực lượng tham gia, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa gồm vài chục vạn dân nghèo, cả nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp
+ Quân khởi nghĩa đã chiếm thành Tống Bình, làm chủ chính quyền).
+ Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An làm quốc đô
+ Khởi nghĩa kéo dài trong 10 năm, cuối cùng bị đàn áp
- Ý nghĩa khởi nghĩa: là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất thời Bắc thuộc, đã giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm (713 - 722). Đây là một trong những cột mốc quan trọng trên con đường đấu tranh đi đến giải phóng đất nước.
5. KHỞI NGHĨA PHÙNG HƯNG
- Nguyên nhân khởi nghĩa: chính sách vơ vét, bòn rút nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường đối với nhân dân ta.
- Ý nghĩa khởi nghĩa: tiếp tục khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt, mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau.