Bài 7: An đặt khung dây dẫn vào giữa hai cực Nam châm sao cho mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ (hình vẽ). Sau đó An nối nối khung dây với nguồn điện và dòng điện chạy qua khung dây dẫn có chiều như trên hình. Ở vị trí này của khung dây, thì khung dây có quay không? Tại sao?
Bài 8: Hình sau cắt ngang một khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường.
Ban đầu hai cạnh của khung dây có vị trí số 1. Do tác dụng của lực điện từ, khung dây lần lượt qua các vị trí 2, 3, 4, 5, 6.
a, Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên khung tại các vị trí xác định ở trên.
b, Tại vị trí thứ 6, lực điện từ có tác dụng làm khung quy không? Nếu do quán tính, khung quay thêm một chút nữa thì tại vị trí mới, lực điện từ sẽ có tác dụng làm khung quay như thế nào?
c, Giả sử khi đã vượt qua vị tri thứ 6, ta đổi chiều dòng điện trong khung, hiện tượng sẽ ra sao?
Bài Làm:
Bài 7: Khung dây không quay
Các lực từ tác dụng lên khung dây được biểu diễn bằng mũi tên màu xanh như hình vẽ trên. Cặp lực này chỉ có tác dụng kéo dãn khung chứ không có tác dụng làm quay.
Bài 8:
a, Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên khung như hình sau:
b, Tại vị trí thứ 6, lực điện từ không có tác dụng làm khung quay. Nếu do quán tính, khung dây quay thêm một chút nữa thì tại vị trí mới, lực điện từ sẽ có tác dụng kéo khung quay về vị trí thứ 6 như hình sau:
c, Giả sử khi đã vượt qua vị trí thứ 6, ta đởi chiều dòng điện trong khung thì lực từ tác dụng sẽ đổi chiều như hình vẽ sau, làm cho khung tiếp tục quay thêm vòng nữa theo chiều cũ.