Văn mẫu 7: Tổng hợp những bài viết số 6 hay nhất (5 đề)

ConKec.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 6 hay nhất ngữ văn 7 với đầy đủ các đề. Theo đó, bài viết số 6 ngữ văn 7 gồm có 5 đề, mỗi đề ConKec gửi đến bạn đọc một số bài văn mẫu hay nhất và mới nhất để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.


Đề 1: Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì...

Bài làm

Mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ và không thể không nhắc đến Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta với rất nhiều những vần  thơ hay về mùa xuân, trong đó có hai câu thơ của Người vẫn còn vang vọng đến hôm nay:

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".

Hai câu thơ trên được Hồ Chủ Tịch sáng tác vào năm 1960, trong một cuộc phát động phong trào “Tết trồng cây “ nhân dịp kỷ niệm mùa xuân thứ 30 của Đảng ta. Đó cũng là một trong những lời di chúc để lại trước khi Người đi xa. Lời di chúc ấy đã trở thành truyền thống, nét văn hóa, dòng chảy in sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt chúng ta. Để mỗi năm dịp tết đến xuân về, các cơ quan, trường học đều náo nức trong công tác, lễ hội trồng cây nhằm thực hiện đúng lời dạy của Bác " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ".  

Trong câu thơ thứ nhất Bác có nói " Mùa xuân là tết trồng cây “, đó là mùa xuân của đất trời, mùa xuân trong bốn mùa khí hậu của Việt Nam. Là lúc kết thúc một mùa đông lạnh giá,  tiết trời chuyển sang ấm áp, thuận lợi nhất để cây trồng bám rễ sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, “tết trồng cây” phải vào đúng mùa xuân chứ không phải mùa nào khác.  Qua đây chúng ta thêm thấy được sự uyên thâm, hiểu rộng kiến thức về vạn vật xung quanh về thiên nhiên và vũ trụ ở Bác.  Mùa xuân đến cũng là một điểm mốc, một khởi đầu mới của trong năm với biết bao niềm hy vọng, là đào mai khoe sắc nảy trồi non, là tình yêu giữa con người với con người, với cỏ cây hoa lá, là từng trồi non xanh mơn man, là khi thiên nhiên đất trời được giao hòa cùng con người một cách sâu sắc và trọn vẹn nhất.  Hơn thế, trên tinh thần nhân văn, bắt đầu một năm mới, mong muốn những điều tốt đẹp nhất được khởi đầu từ mùa xuân, thật thích hợp để gieo một hạt giống, ươm một nhành cây trồng một vườn lớn, như thêm một hy vọng tràn đầy. Mùa xuân mà làm cho đất đẹp nước đẹp trời đất đẹp, lòng người ắt sẽ đẹp, mọi sự tốt đẹp thì một năm thật tốt đẹp...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 1

Đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng. Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy?

Bài làm

Kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta vô cùng đa dạng và phong phú. Đó đều là những điều cha ông ta đã đúc kết thành chân lí để răn dạy con cháu sống sao cho phải đạo, cho góp phần khiến xã hội này trở nên văn minh hơn. Và trong kho tàng ca dao tục ngữ đó thật khó lòng bỏ qua câu nói về tình yêu thương sự đùm bọc tương thân tương ái giữa người với người mà biết bao nhiêu thế hệ đã thuộc nằm lòng từ thuở còn trong nôi.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trước hết phải khẳng định một điều đây là một câu ca dao với ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó là lời nhắc nhở nhẹ nhàng con cháu về đạo đức dân tộc. “Nhiễu” ở đây là một tấm vải màu đỏ, mỏng và mềm mại dùng để phủ lên giá gương. Mục đích chính của nó là để che chở cho tấm gương không bị nhiễm bụi của thời gian. Hiểu một cách sâu xa thì ông cha ta đang muốn gửi gắm đến con cháu về tình yêu thương, sự đùm bọc nhau giữa người với người trong một dân tộc.

Thật vậy lịch sử dân tộc ta là những trang sử hào hùng của những cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước. Trang lịch sử hào hùng đó được viết nên bằng máu và nước mắt của biết bao thế hệ cha anh. Từ thưở bà Trưng, bà Triệu, đến Ngô Quyền đánh giặc trên sông Bạch Đằng, Lí Thường Kiệt diệt quân Tống trên sông Như Nguyệt, đến Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược và tiêu biểu nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân tộc Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính nể. Chúng ta không phải là một đất nước giàu mạnh về kinh tế hay khoa học kĩ thuật vậy mà chúng ta đã làm nên một dấu ấn chói lòa. Vậy điều gì đã làm nên sức mạnh lớn lao đó? Xin thưa đó chính là truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc và che chở lẫn nhau. Nếu không có miền Bắc chi viện thì sao có một tiền tuyến miền Nam sẵn sàng chiến đấu? Đâu có  chiến thắng mùa xuân lịch sử năm 1975 đánh tan âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ?...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 2

Đề 3: Hãy giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

Bài làm

Trong cuộc sống của mỗi người không thể tránh khỏi những lần vấp ngã và thất bại. Nhưng điều quan trọng là sau mỗi thất bại đó bạn rút ra được bài học gì cho mình mới là quan trọng. Chẳng vì thế mà các cụ ta đã từng dạy con cháu một câu vô cùng thấm thía “Thất bại là mẹ thành công”.

Đây được coi là một câu nói mang một hàm nghĩa vô cùng sâu sắc chứa đựng một bài học kinh nghiệm to lớn mà cha ông đã từng đúc kết bao nhiêu thế hệ. Tuy chỉ có 6 từ thôi nhưng lại khiến cho chúng ta suy ngẫm không thôi. Trước hết ta cần phải hiểu thất bại là gì? Thất bại là những vấp ngã, những sai trái mà ta gặp phải trên đường đời. Còn thành công đó chính là những thành quả ngọt ngào mà con người gặt hái được nhờ sự cố gắng và phấn đấu của bản thân mình. Câu nói này có hai vế tưởng chừng như đối lập nhau thành công – thất bại. Nhưng nó lại có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau. Thất bại chính là mẹ của thành công. Có nghĩa là để đi đến thành quả ngọt ngào con người sẽ phải trải qua rất nhiều những lần vấp ngã và sai lầm. Thất bại gục ngã chính là những bài học xương máu để giúp con người gặt hái quả ngọt nhanh và bội thu hơn.

Thật vậy, trong cuộc sống của con người không phải ai cũng dễ dàng đạt được thành công cho riêng mình. Không nói đến những con người có bệ đỡ vững chắc thì hầu hết mỗi chúng ta đều phải trải qua một quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ để đi đến đỉnh vinh quang. Ngạn ngữ phương Tây có câu “trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Điều đó khẳng định một điều rằng tất cả những gì con người đạt được đều phải trải qua những đau khổ chông gai. Bằng chứng có thể kể đến đó là tấm gương của những nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Thomas Edixon nhà vật lí học đã phát minh ra dây tóc bóng đèn. Ông đã trải qua cả ngàn thí nghiệm thất bại nhiều lúc ông đã muốn bỏ cuộc vì chán nản thế nhưng nhờ sự kiên trì cống hiến không biết mệt mỏi của mình ông đã tìm ra ánh sáng cho cả nhân loại...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 3

Đề 4: Dân gian có câu "Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"...

Bài làm

Con người chúng ta hơn loài động vật ở chỗ chúng ta biết dùng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp, để bộc lộ tình cảm với đồng loại. Thế nhưng lời nói không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tốt đẹp mà nó đôi khi còn mang sức sát thương vô cùng mạnh mẽ. Vì thế mà dân gian ta mới có câu rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Lời nói gói vàng” để khuyên con người cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của bản thân.

Thật vậy, hai câu tục ngữ trên đã đúc kết vô cùng chính xác về giá trị cũng như tầm quan trọng của lời nói trong đời sống xã hội. Lời nói có thể đưa con người ta nên đỉnh cao của danh vọng nhưng nó cũng có thể giết chết một con người chỉ trong một tích tắc. Cả cuộc đời không biết chúng ta đã gặp bao nhiêu người, trải qua biết bao nhiêu cung bậc của cảm xúc và cách để con người ta nhớ về nhau nhiều nhất đó chính là cách ứng xử, cách nói năng. Hai câu tục ngữ trên tuy cách biểu đạt khác nhau song nó đều có chung một ý nghĩa khuyên con người nên hiểu giá trị của lời nói để biết tôn trọng và không làm mất lòng nhau.

“Lời nói gói vàng” chỉ đơn giản thế thôi nhưng nó chứa đựng một ý nghĩa lớn lao. Lời nói được ẩn dụ và so sánh quý giá như vàng vậy. Thế mới biết được rằng mỗi lời nói có giá trị lớn lao như thế nào, vì thế không nên phát ngôn quá bừa bãi và tự do. Câu nói “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”  lại rất thẳng thắn. Mang hàm nghĩa khuyên răn con người nên cẩn trọng trong phát ngôn bởi lẽ nếu không cẩn thận nó có thể làm tổn thương người khác sâu sắc. Lời nói ở câu này không quý giá như vàng thậm chí “còn chẳng mất tiền mua” nhưng không phải vì thế mà bạn có thể rẻ rúng nó mà phải trau truốt lựa chọn kĩ càng khi phát ngôn đừng để nó làm mất hòa khí giữa người với người...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 4

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-Nin: Học, học nữa, học mãi

Bài làm

Con người ai cũng cần phải học .Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết , nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh , tiến bộ . Xã hội ngày một đi lên theo thời gian , đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao . hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển , sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy . Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già , học những cái mình chưa biết .Vị lãnh tụ vĩ đại Lê – nin đã từng khuyên con cháu rằng : “Học , học nữa , học mãi ”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông .

Học là gì ? Học là tìm hiểu , khám phá những điều mình chưa biết , tích lũy kiến thức , rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết , trình dộ về mọi mặt . Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời . Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người . Học rất đa dạng , học ở khắp mọi nơi , học bất kì lúc nào . Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa , học hết trình độ này đến trình độ khác , học từ thấp tới cao . Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học , tiến sĩ , …Thế nào là học mãi . Học mãi có nghĩa là học liên tục , học đến suốt đời , học cả khi về già . Câu : “Học , học nữa , học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Luôn luôn học hỏi những diều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công .

Tại sao phải học ? Trên dời , ai cũng phải học , ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ . Trường học nào cũng dạy học sinh : “Tiên học lễ ,hậu học văn”. Học lễ phép , cách cư xử với xã hội , đạo đức . Từ nhỏ , chúng ta đã học đi , học nói , học gói , học mở . Còn khi đã đến tuổi đi học , chúng ta học thêm văn hóa . Môn học nào cũng vậy , ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao . Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng :" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó"Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội ...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 5

Xem thêm các bài Văn mẫu lớp 7, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu lớp 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Bài viết số 1

Bài viết số 2

Bài viết số 3

Bài viết số 5

Bài viết số 6

Đề tham khảo

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.