Trong đoạn văn đối thoại trích trong: " Chiến thắng Mtao Mxây" mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng có khác với lời thoạt hàng ngày. Chỉ ra sự khác nhau đó.

Câu 3: Trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Trong đoạn văn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng cũng có khác với đối thoại hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó.

Đam Săn: - Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có ai đi cùng vời ta không? Tù trưởng các nguwoi đã chết, lúa các ngươi cấy đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!

Dân làng-Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cỏ hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!

Đam Săn: -Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta đi về nào!

                                                                                                    ( Chiến thắng Mtao Mxây)

Bài Làm:

Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tuy nhiên vẫn có điểm khác nhau : Đoạn văn này có rất nhiều yếu tố dư thừa so với lời nói trong ngôn ngữ hàng ngày như các từ : ơ, phía bắc, phía nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ…Sự lặp lại của các yếu tố dư này giúp duy trì cái mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và tính nhịp điệu, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Một tác phẩm sử thi cần phải có sự nhịp nhàng, nhịp điệu để thích hợp với hình thức hát – kể. Do đó đoạn đối thoại trong sử thi dù có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn phong cách sinh hoạt.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)

Câu 1: Trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi:

8 – 3 – 69 

Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó kẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chi li, cảnh đau buồn cũng đến nữa... Đáng trách qua Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng. 

                                                       (Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? 
b) Theo anh (chị), ghi nhât kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình? 

Xem lời giải

Câu 2: Trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao đây:

a, Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

b, Hỡi cô yếm trắng lòa xòa

Lại đây đập đất trồng cà với anh.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo) ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập