Câu 1: Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào
- A. vận tốc ném.
-
B. độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.
- C. khối lượng của vật.
- D. thời điểm ném.
Câu 2: Một quả bóng được ném xuống sàn và nảy lên theo phương hợp với phương ngang một góc nào đó. Sau đó, chuyển động theo phương ngang của quả bóng
- A. chịu tác dụng của trọng lực.
-
B. không bị ảnh hưởng bởi trọng lực.
- C. bị ảnh hưởng bởi trọng lượng.
- D. chịu tác dụng của lực tiếp xúc với mặt sàn.
Câu 3: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
-
B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
- C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
- D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
Câu 4: Các công thức về chuyển động có thể được sử dụng cho
-
A. chỉ chuyển động theo đường thẳng.
- B. chỉ chuyển động cong.
- C. chuyển động theo đường tròn.
- D. tất cả các dạng chuyển động.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là sai:
- A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
- B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
- C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.
-
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác thì bằng nhau.
Câu 6: Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi?
- A. Một cái lá cây.
- B. Một sợi chỉ.
- C. Một chiếc khăn tay.
-
D. Một mẩu phấn.
Câu 7: Nếu từ các độ cao khác nhau ném ngang các vật với cùng vận tốc thì vật nào ném ở độ cao lớn hơn sẽ có tầm xa
-
A. lớn hơn.
- B. nhỏ hơn.
- C. bằng nhau.
- D. còn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
Câu 8: Câu nào sau đây nói về sự rơi tự do là đúng?
- A. Khi không có lực cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
-
B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.
- C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
- D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.
Câu 9: Nếu vận tốc ban đầu của một vật bằng không thì quãng đường vật đi được trong thời gian t và gia tốc là 9,8 m/s$^{2}$ sẽ là
- A. 2,9t$^{2}$.
- B. 3t$^{2}$.
- C. 4t$^{2}$.
-
D. 4,9t$^{2}$.
Câu 10: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong khoảng thời gian trên là:
-
A. 0,6 km.
- B. 1,2 km.
- C. 1,8 km
- D. 2,4 km.
Câu 11: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần, sau 20 s tàu đạt tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc của tàu.
-
A. 0,5 m/s$^{2}$.
- B. 2 m/s$^{2}$.
- C. 1,5 m/s$^{2}$.
- D. 3 m/s$^{2}$.
Câu 12: Đạn sẽ đạt được tầm xa tối đa, nếu nó được bắn ở góc
- A. 30$^{o}$.
- B. 47$^{o}$.
- C. 90$^{o}$.
-
D. 45$^{o}$.
Câu 13: Viên bi A khối lượng gấp đôi viên bi B. Cùng lúc, từ mái nhà, bi A được thả rơi không vận tốc đầu, bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào sau đây đúng?
-
A. Hai viên bi chạm đất cùng lúc.
- B. Viên bi A chạm đất trước.
- C. Viên vi B chạm đất trước.
- D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 14: Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần, sau 1 phút đạt vận tốc 40 km/h. Gia tốc của đoàn tàu gần giá trị nào sau đây nhất?
-
A. 0,185 m/s$^{2}$.
- B. 0,285 m/s$^{2}$.
- C. 0,288 m/s$^{2}$.
- D. 0,188 m/s$^{2}$.
Câu 15: Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.
-
A. 1 s.
- B. 0,1 s.
- C. 2 s.
- D. 3 s.
Câu 16: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là:
- A. a = 0,7 m/s$^{2}$ ; v = 38 m/s.
-
B. a = 0,2 m/s$^{2}$ ; v = 18 m/s.
- C. a = 0,2 m/s$^{2}$ ; v = 8 m/s.
- D. a = 1,4 m/s$^{2}$ ; v = 66 m/s.
Câu 17: Chọn câu sai.
Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s$^{2}$ có nghĩa là
- A. lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1 s vận tốc của nó bằng 4 m/s.
- B. lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1 s vận tốc của nó bằng 6 m/s.
-
C. lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2 s vận tốc của nó bằng 8 m/s.
- D. lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2 s vận tốc của nó bằng 12 m/s.
Câu 18: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Thời gian rơi của hòn bi là:
- A. 0,35 s.
- B. 0,125 s.
-
C. 0,5 s.
- D. 0,25 s.
Câu 19: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?
- A. 30 s.
-
B. 40 s.
- C. 50 s.
- D. 60 s.
Câu 20: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.
- A. 9,7 km.
- B. 8,6 km.
- C. 8,2 km.
-
D. 8,9 km.
Câu 21: Một ô tô đangchạy thẳng với vận tốc 40 km/h thì tăng ga. Biết rằng, sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt được vận tốc 60 km/h. Gia tốc của ô tô là
- A. 20 km/h$^{2}$.
- B. 100 km/h$^{2}$.
-
C. 1000 km/h$^{2}$.
- D. 10 km/h$^{2}$.
Câu 22: Một vật được thả rơi tự do từ một độ cao h so với mặt đất thì thời gian rơi là 5 s. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Nếu vật này được thả rơi tự do từ cùng một độ cao h nhưng ở Mặt Trăng (có gia tốc rơi tự do là 1,7 m/s$^{2}$) thì thời gian rơi sẽ là:
-
A. 12 s.
- B. 8 s.
- C. 9 s.
- D. 15,5 s.
Câu 23: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.
- B. Một chiếc lá đang rơi.
- C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
-
D. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.