Câu 1: Trong các dấu hiệu sau đây, theo em dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống?
- A. Lớn lên
- B. Sinh sản
- C. Lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải
-
D. Lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải; lớn lên và sinh sản.
Câu 2: Trong các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu chung của cơ thể sống?
- A. Lớn lên.
-
B. Di chuyển.
- C. Sinh sản.
- D. Trao đổi chất với môi trường.
Câu 3: Thực vật có đặc điểm chung là:
- A. Tự tổng hợp chất hữu cơ, di chuyển được.
- B. Phần lớn không có khả năng di chuyển, tự tổng hợp được chất hữu cơ.
-
C. Phản ứng chậm với kích thích môi trường, tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển.
- D. Phản ứng nhanh với kích thích của môi trường, không tổng hợp được chất hữu cơ.
Câu 4: Trong tế bào bộ phận đảm nhiệm chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là:
- A. Vách tế bào.
- B. Màng sinh chất.
-
C. Nhân.
- D. Chất tế bào.
Câu 5: Sau quá trình phân chia từ một tế bào phân chia thành:
- A. Ba tế bào.
- B. Bốn tế bào.
-
C. Hai tế bào.
- D.Tế bào.
Câu 6: Rễ có rễ cái đâm sâu vào trong đất từ đó mọc ra các rễ con, từ rễ con lại mọc ra các rễ bé hơn là rễ:
-
A. Rễ cọc.
- B. Rễ chùm.
- C. Rễ thở.
- D. Rễ móc.
Câu 7: Rễ chùm mọc ra từ bộ phận nào
- A. Nách lá.
-
B. Gốc thân.
- C. Rễ mầm.
- D. Cành chính.
Câu 8: Miền hút là quan trọng nhất vì:
- A. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.
- B. Có mạch gỗ và mạch ray vận chuyển các chất.
-
C. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
- D. Có ruột chứa chất dự trữ.
Câu 9: Vai trò của miền hút là
- A. Giúp rễ hút nước.
- B. Giúp rễ hút muối khoáng hòa tan.
- C. Bảo vệ và che chở cho đầu rễ.
-
D. Giúp rễ hút nước và muối khoáng hòa tan.
Câu 10: Trong các miền của rễ, miền nào là miền quan trong nhất?
- A. Miền trưởng thành.
-
B. Miền hút.
- C. Miền sinh trưởng.
- D. Miền chóp rễ.
Câu 11: Quá trình quang hợp diễn ra chủ yếu ở đâu
-
A. Lá cây xanh.
- B. Thân cây.
- C. Rễ cây.
- D. Tất cả các bộ phận.
Câu 12: Củ hành bộ phận biến dạng là:
- A. Thân.
-
B. Bẹ lá.
- C. Phiến lá.
- C.Rễ.
Câu 13: Củ khoai lang có kiểu sinh sản bằng :
- A. Thân củ.
- B. Thân rễ.
-
C. Rễ củ.
- D. Rễ.
Câu 14: Cắt một đoạn cành sau đó giâm xuống đất ẩm để mọc thành cây mới gọi là :
-
A. Giâm cành.
- B. Triết cành.
- C. Ghép cành.
- D. Ghép cây.
Câu 15: Lá chét ở cây đậu Hà Lan thuộc loại lá biến dang:
- A. Lá biến thành gai.
-
B. Lá biến thành tua cuốn.
- C. Lá dự trữ.
- D. Lá bắt mồi.
Câu 16: Bộ phận nào của hoa về sau phát triển thành quả:
-
A. Bầu nhụy.
- B. Vòi nhụy.
- C. Đầu nhụy.
- D. Noãn.
Câu 17: Hạt trong quả do bộ phận nào phát triển thành?
- A. Hạt phấn.
-
B. Noãn.
- C. Vỏ noãn.
- D. Nhụy.
Câu 18: Tế bào lông hút do bộ phận nào phát triển thành?
- A. Thịt vỏ.
- B. Trụ giữa.
-
C. Biểu bì.
- D. Mạch gỗ.
Câu 19: Hoa nở về đêm có đặc điểm nào thu hút sâu bọ
- A. Hoa màu đỏ.
- B. Hoa màu trắng.
-
C. Có hương rất thơm.
- D. Có chất dính.
Câu 20: Nguyên liệu của quá trình quang hợp là:
- A. Ánh sáng, khí cacbonic.
- B. Nước, khí cacbonic.
- C. Ánh sáng, nước.
-
D. Ánh sáng, nước, khí cacbonic.
Câu 21: Nhóm gồm toàn cây thân cỏ là:
- A. Cây bắp, cây lúa, cây nhãn.
- B. Cây mít, cây mướp, cây lúa.
- C. Cây cỏ mần trầu, cây mía, cây xoài.
-
D. Cây lúa, cây bắp, cây rau muống.
Câu 22: Những cây sau đây toàn cây thân gỗ:
- A. Cây mít,Cây cọ, cây hồng, Cây na.
-
B. Cây bưởi, cây na, cây hồng, cây táo.
- C. Cây bưởi, cây hồng, cây mướp, cây na.
- D. Cây nhãn, cây na, cây hồng, cây rau má.
Câu 23: Cây bần, cây mắm có rễ:
- A. Rễ móc.
-
B. Rễ thở.
- C. Giác mút.
- D. Rễ củ.
Câu 24: Rễ cây tiêu thuộc loại rễ biến dạng:
-
A. Rễ móc.
- B. Rễ giác mút.
- C. Rễ thở.
- D. Rễ củ.
Câu 25: Những cây sau đây toàn cây có hoa:
- A. Cải, lúa, mít, rêu, hồng.
-
B. Ngô, táo, bưởi, su hào, mít.
- C. Mít, hành, rau bợ, hồng, lúa.
- D. Cải, táo, rau muống, dương xỉ, lúa.
Câu 26: Lợi ích của việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả :
-
A. Giao phấn cho hoa, góp phần tạo năng xuất cao cho vườn cây ăn quả.
- B. Thu được nhiều mật ong trong tổ ong.
- C. Đàn ong duy trì và phát triển mạnh.
- D. Giúp đàn ong có chỗ ở.
Câu 27: Muốn củ khoai lang không mọc mầm phải cất giữ chúng trong điều kiện nào?
1. Để ở nơi thoáng khí.
2. Để ở nơi khô ráo.
3. Để ở nơi ẩm ướt.
4. Để trong bóng tối.
-
A. 1, 2.
- B. 3, 4.
- C.1, 3.
- D. 2, 4.
Câu 28: Nhóm nào dưới đây gồm những loài động vật có ích đối với con người ?
-
A. Cóc, thạch sùng, mèo, ngan, cú mèo.
- B. Ruồi nhà, vịt, lợn, sóc, báo.
- C. Ong, ve sầu, muỗi, rắn, bọ ngựa.
- D. Châu chấu, chuột, bò, ngỗng, nai.
Câu 29: Cây nào dưới đây là cây gỗ sống lâu năm ?
- A. Dưa gang.
- B. Mướp đắng.
-
C. Xà cừ.
- D. Lạc.
Câu 30: Trong các cây dưới đây, có bao nhiêu cây không có thân cột ?
1. Xoài; 2. Tuế; 3. Bạch đàn; 4. Khoai tây; 5. Cau; 6. Si
- A. 5.
-
B. 4.
- C. 3.
- D. 2.
Câu 31: Khi trồng cây lấy sợi,để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường
- A. bón thúc liên tục cho cây.
- B. cắt bỏ hết hoa và lá.
- C. bấm ngọn cho cây.
-
D. tỉa cành xấu, cành bị sâu.
Câu 32: Chức năng chủ yếu của lớp biểu bì thân non là gì ?
-
A. Bảo vệ.
- B. Dự trữ.
- C. Dẫn truyền.
- D. Tổng hợp chất dinh dưỡng.
Câu 33: Trong các loại cây dưới đây, cây nào có kích thước lá lớn nhất ?
- A. Sen.
-
B. Nong tằm.
- C. Bàng.
- D. Vàng tâm.
Câu 34: Thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được không? Vì sao?
- A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.
-
B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.
- C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.
- D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.
Câu 35: Việc làm nào dưới đây giúp cho quá trình hô hấp ở rễ cây diễn ra thuận lợi hơn ?
- A. Tưới nước.
- B. Bón phân.
-
C. Vun xới đất.
- D. Phủ rơm rạ.
Câu 36: Ở đậu Hà Lan tồn tại loại lá biến dạng nào ?
- A. Lá biến thành gai.
- B. Lá biến thành tay móc.
-
C. Lá biến thành tua cuốn.
- D. Lá phình to chứa chất dự trữ.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
-
A. Cây khoai tây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân củ.
- B. Cây chuối sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng rễ củ.
- C. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ.
- D. Cây bí đỏ sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá.
Câu 38: Cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa đực là gì ?
-
A. Tràng.
- B. Nhuỵ.
- C. Nhị.
- D. Đài.
Câu 39: Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó ?
- A. Hạt phấn nhỏ và nhẹ.
- B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
- C. Bao hoa thường tiêu giảm.
-
D. Đậu nhuỵ có chất dính.
Câu 40: Loại quả nào dưới đây đa phần không có hạt ?
- A. Thanh long.
-
B. Chuối.
- C. Hồng xiêm.
- D. Ớt chỉ thiên.