Câu 1: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ là:
-
A. Toàn dân, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- B. Toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- C. Toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- D. Toàn dân, lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 2: Nguyên tắc xử lí khi có bạo loạn diễn ra là:
- A. Nhanh gọn, kiên quyết, triệt để đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.
- B. Nhanh gọn, linh hoạt, khôn khéo đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.
-
C. Nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.
- D. Kiên quyết, linh hoạt, mềm dẻo đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.
Câu 3: Để đánh địch từ xa, phá thế tiến công khi địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, ta phải.
- A. Sử dụng vũ khí công nghệ cao, quân đội mạnh.
- B. Sử dụng vũ khí hiện đại, quân đội tinh nhuệ.
- C. Sử dụng lực lượng cơ động nhanh, vũ khí hiện đại.
-
D. Sử dụng vũ khí thô sơ kết hợp vũ khí tương đối hiện đại để đánh địch.
Câu 4: Chiến tranh trong tương lai nếu xảy ra địch sẽ sử dụng vũ khí công nghệ cao như thế nào?
-
A. Sử dụng phương thức tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao là chủ yếu.
- B. Sử dụng vũ khí công nghệ cao trong giai đoạn đầu khi chưa triển khai bộ binh là chủ yếu.
- C. Sử dụng vũ khí công nghệ cao trong giai đoạn thăm dò trinh sát là chủ yếu.
- D. Sử dụng vũ khí công nghệ cao để đánh phá các mục tiêu trọng điểm là chủ yếu.
Câu 5: Quan điểm xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị, ổn định của Đảng và Nhà nước ta thể hiện:
- A. Là vấn đề quan trọng, cơ bản và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.
- B. Là quan điểm nhất quán trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
-
C. Là quan điểm nhất quán phù hợp với lợi ích, luật pháp của Việt Nam và công ước quốc tế.
- D. Là xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định phù hợp với đường lối đối ngoại của nước ta.
Câu 6: Hậu quả và tác hại của tệ nạn cờ bạc đối với xã hội, với cộng đồng là:
-
A. Gây tác hại lớn cho đời sống xã hội và khó khăn cho công tác giữ gìn trật tự xã hội.
- B. Gây hậu quả lớn về kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường
- C. Gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cộng đồng dân cư và ở địa phương
- D. Gây tổn thất về kinh tế, hạnh phúc gia đình và lây lan trong xã hội.
Câu 7: Các thế lực thù địch lợi dụng mê tín dị đoan để chống phá Việt Nam, tập trung vào:
- A. Một bộ phận nhân dân có trình độ văn hoá, nhận thức thấp kém, cổ hủ lạc hậu
- B. Một bộ phận cán bộ, công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh éo le
- C. Vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng địa bàn xung yếu
-
D. Vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người trình độ nhận thức còn lạc hậu, thấp kém.
Câu 8: Thực hiện huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đối với lực lượng dự bị động viên nhằm:
- A. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
- B. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên tham gia mở rộng quân đội.
- C. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên và tổng động viên khi có lệnh.
-
D. Giúp lãnh đạo, chỉ huy nắm được thực trạng tổ chức, xây dựng lực lượng dự bị động viên.
Câu 9: Trong các cơ quan, đơn vị dưới đây, cơ quan nào là cơ quan bảo vệ pháp luật?
- A. Công an, quân đội, tòa án quân sự
- B. Công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển
- C. Cảnh sát giao thông, kiểm soát quân sự, công an khu vực
-
D. Công an, viện kiểm soát, toà án.
Câu 10: Đối tượng xâm phạm đến an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay là:
- A. Bọn tội phạm kinh tế, hình sự.
-
B. Bọn gián điệp, bọn phản động.
- C. Các đối tượng xâm phạm về trật tự an toàn xã hội.
- D. Các phần tử có tư tưởng sai trái, bất mãn, chống chủ nghĩa xã hội.
Câu 11: Mục tiêu của các thế lực thù địch thực hiện “DBHB” chống phá cách mạng Việt Nam
-
A. Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ XHCN.
- B. Chuyển hoá nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- C. Xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng và buộc ta lệ thuộc.
- D. Xoá bỏ nhà nước XHCN và buộc ta chấp nhận các điều kiện của chúng.
Câu 12: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ
- A. Nâng cao nhận thức về âm mưu phá hoại của kẻ thù.
- B. Xây dựng các tổ chức chính trị vững mạnh.
- C. Xây dựng các lực lượng vũ trang đặc biệt là công an vững mạnh.
-
D. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.
Câu 13: Một trong những nội dung nắm tình hình trong phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
- A. Vị trí địa lý, địa hình, vùng dân cư, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan.
- B. Đi sát cơ sở tiếp xúc, gặp gỡ, thu thập ý kiến nắm tình hình liên quan đến an ninh chính trị.
-
C. Vị trí địa lý, địa bàn, dân cư, phong tục tập quán, nghề nghiệp, vấn đề tôn giáo, dân tộc có liên quan.
- D. Trực tiếp khảo sát điều tra hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng nhân dân.
Câu 14: Để phòng ngừa hậu quả của tệ nạn xã hội và tội phạm ở trường lớp, theo em cần:
- A. Nhận thức rõ hậu quả, không tham gia vào các tệ nạn xã hội dưới bất cứ hình thức nào
- B. Nhận thức rõ trách nhiệm, không ngừng học tập và nâng cao tri thức, hiểu biết pháp luật
-
C. Có trách nhiệm phát hiện các tệ nạn xã hội để cùng nhà trường phòng ngừa có hiệu quả.
- D. Có trách nhiệm tự bảo vệ mình, ký kết không tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội và tội phạm
Câu 15: Nếu chiến tranh xảy ra trên đất nước ta, địch có thể xuất phát từ:
- A. Biên giới.
- B. Trên biển.
- C. Trên không.
-
D. Nhiều hướng.
Câu 16: Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm phải:
-
A. Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong hiến pháp.
- B. Tích cực, chủ động, đấu tranh với các loại tội phạm
- C. Tham gia nhiệt tình có hiệu quả vào các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm
- D. Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ở địa phương
Câu 17: Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà bình”:
-
A. Khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
- B. Khích lệ kinh tế 100% vốn nước ngoài phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
- C. Khích lệ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
- D. Khích lệ kinh tế tư bản Nhà nước phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Câu 18: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là:
- A. Vận động quần chúng sống “kính chúa yêu nước”.
- B. Vận động quần chúng sống “phúc âm trong lòng dân tộc”.
-
C. Vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”.
- D. Vận động quần chúng sống “từ bi, bác ái”.
Câu 19: Quan hệ giữa “Diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ
- A. Diễn biến hoà bình là nguyên nhân của bạo loạn lật đổ.
- B. Diễn biến hoà bình tạo thời cơ cho bạo loạn lật đổ.
-
C. Diễn biến hoà bình là quá trình tạo nên những điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật đổ.
- D. Diễn biến hoà bình là quá trình tạo những điều kiện, thời cơ để kẻ thù tiến hành xâm lược.
Câu 20: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ:
- A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, chống nguy cơ tụt hậu kinh tế.
- B. Đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.
-
C. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt.
- D. Xây dựng lòng yêu nước cho tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên.