CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Theo em, sản phẩm mĩ thuật kí họa dáng người tốt không cần đạt điều kiện nào dưới đây?
- A. Hình vẽ có tỉ lệ phù hợp, gần với đặc điểm của mẫu.
- B. Hình vẽ thể hiện rõ tư thế, động tác của hoạt động.
- C. Biết cách điều chỉnh để hình kí họa có tỉ lệ, thế dáng phù hợp hơn với hình mẫu.
-
D. Dáng người, hoạt động của nhân vật ở thư thế đứng.
Câu 2: Đâu không phải là một trong các bước kí họa dáng người?
- A. Vẽ mô phỏng đường hướng của người mẫu bằng các nét thẳng.
- B. Vẽ chi tiết làm rõ đặc điểm của người mẫu.
-
C. Vẽ thêm cảnh vật theo phong cách siêu thực.
- D. Quan sát, ghi nhớ tư thế, động tác, hình dáng của người mẫu.
Câu 3: Hình ảnh nào dưới đây là sản phẩm kí họa dáng người của họa sĩ?
- A. Hình 1
-
B. Hình 2
- C. Hình 3
- D. Hình 4
Câu 4: Vẽ kí họa dáng người không đòi hỏi người nghệ sĩ cần phải có kĩ năng nào?
- A. Có cái nhìn tổng thế, bao quát.
- B. Cảm nhận được chiều sâu khi thể hiện cho bức tranh.
- C. Nắm bắt nhanh mọi khoảnh khắc thú vị nhất về đặc điểm, hình dáng của con người.
-
D. Chuẩn bị một số dụng cụ để luôn đem theo bên người.
Câu 5: Hình ảnh dưới đây nói về nội dung của bước nào trong kí họa dáng người?
-
A. Phân mảng sáng, tối, làm nổi khối và tạo cảm giác sinh động.
- B. Vẽ chi tiết làm rõ đặc điểm của người mẫu.
- C. Vẽ dáng hoạt động theo tỉ lệ của người mẫu.
- D. Quan sát, ghi nhớ tư thế, động tác, hình dáng của người mẫu.
Câu 6: Tỉ lệ chiều cao của người Việt Nam thường thấp hơn so với tỉ lệ chuẩn của:
- A. Người châu Á.
-
B. Người châu Âu.
- C. Người châu Mỹ.
- D. Người châu Phi.
Câu 7: Khi kí họa dáng người, tỉ lệ dáng người thay đổi tùy theo:
- A. Cảm xúc của nhân vật.
- B. Cách họa sĩ mô phỏng hoạt động của người mẫu.
-
C. Tư thế hoạt động.
- D. Cảm xúc của họa sĩ.
Câu 8: Bước đầu tiên khi kí họa dáng người là:
- A. Vẽ dáng hoạt động theo tỉ lệ của người mẫu.
-
B. Quan sát, ghi nhớ tư thế, động tác, hình dáng của người mẫu.
- C. Vẽ mô phỏng đường hướng của người mẫu bằng các nét thẳng.
- D. Vẽ chi tiết làm rõ đặc điểm của người mẫu.
Câu 9: Hình ảnh dưới đây nói về bước nào khi kí họa dáng người?
-
A. Vẽ mô phỏng đường hướng của người mẫu bằng các nét thẳng.
- B. Vẽ chi tiết làm rõ đặc điểm của người mẫu.
- C. Vẽ dáng hoạt động theo tỉ lệ của người mẫu.
- D. Quan sát, ghi nhớ tư thế, động tác, hình dáng của người mẫu.
Câu 10: Hoàn thiện bản vẽ kí họa dáng người từ việc:
-
A. Vẽ khái quát dáng người, quan sát về hình dáng, tỉ lệ nguyên mẫu .
- B. Vẽ khái quát dáng người bằng các nét thẳng, mờ.
- C. Đối chiếu và quan sát hình dáng, tỉ lệ nguyên mẫu.
- D. Quan sát, ghi nhớ tư thế, động tác, hình dáng của người mẫu.