CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hy Lạp và La Mã cổ đại thuộc khu vực nào sau đây?
-
A. Địa Trung Hải.
- B. Đông Bắc châu Á.
- C. Đông Bắc châu phi.
- D. Đông Nam Á.
Câu 2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là:
- A. Có nhiều cảng biển.
- B. Nhiều đồng cỏ lớn.
-
C. Giàu có khoáng sản.
- D. Đất đai màu mỡ.
Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại?
- A. Chủ yếu là người La-tinh.
-
B. Đa dạng về tộc người.
- C. Chủ yếu là người Hê-len.
- D. Chỉ có một tộc người duy nhất.
Câu 4: Hai ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là:
- A. Nông nghiệp và thương nghiệp.
- B. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- C. Thủ công nghiệp và công nghiệp.
-
D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 5: Nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại theo chế độ nào sau đây?
- A. Cộng hòa đại nghị.
-
B. Dân chủ chủ nô.
- C. Quân chủ lập hiến.
- D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 6: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là:
- A. Lãnh chúa và nông nô.
- B. Địa chủ và nông dân.
- C. Quý tộc và nô lệ.
-
D. Chủ nô và nô lệ.
Câu 7: Chữ Quốc ngữ của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ:
- A. Chữ Phạn của Ấn Độ.
-
B. Hệ chữ cái La Mã.
- C. Chữ tượng hình Trung Hoa.
- D. Hệ chữ cái Hy Lạp.
Câu 8: Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân quốc gia cổ đại nào?
-
A. Cư dân La Mã cổ đại.
- B. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
- C. Cư dân Ấn Độ cổ đại.
- D. Cư dân A-rập cổ đại.
Câu 9: Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là
- A. Sự tồn tại của thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.
-
B. Sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông.
- C. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
- D. Sự tồn tại của hai giai cấp lãnh chúa và nông nô.
Câu 10. Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia cổ đại nào?
- A. Ai Cập.
- B. Ấn Độ.
-
C. Hy Lạp.
- D. La Mã.
Câu 11: Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại có tên là:
- A. Rô-mê-ô và Ju-li-ét.
-
B. I-li-át và Ô-đi-xê.
- C. Ka-li-đa-sa và Sơ-kun-tơ-la.
- D. Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-ya-na.
Câu 12: Hệ thống chữ số La Mã ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng là cống hiến lớn của cư dân quốc gia cổ đại nào?
- A. Cư dân Trung Quốc cổ đại.
- B. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
-
C. Cư dân La Mã cổ đại.
- D. Cư dân Ai Cập cổ đại.
Câu 13: Người được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” là:
-
A. Hi-pô-crát.
- B. Ptô-lê-mê.
- C. Tuy-xi đít.
- D. Pli-ni-út.
Câu 14: Đâu không phải là một đóng góp của Hy Lạp cho nhân loại?
- A. Chữ viết.
- B. Văn học.
-
C. Sinh vật học
- D. Khoa học
Câu 15: Đâu không phải là quốc gia tiếp giáp với Hy Lạp?
- A. An-ba-ni.
- B. Bun-ga-ri.
-
C. Tây Ban Nha.
- D. Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu 16: Ý nào không phải là kiến trúc nổi tiếng của Hy Lạp?
- A. Đền thờ thần Dớt.
- B. Đền thờ thần A-pô-lô.
-
C. Đền thờ nữ thần rắn.
- D. Đền thờ nữ thần Hê-ra.
Câu 17: Ý nào sau đây không phỉa một tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp?
- A. Lực sĩ ném đĩa.
- B. Thần vẹ nữ Mi-lô.
- C. Thần Dớt.
-
D. Nữ thần Tự Do.
Câu 18: Vì sao thương nghiệp hàng hải phát triển mạnh ở Hy Lạp và La Mã cổ đại?
- A. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt.
-
B. Giao thông đường biển thuận lợi.
- C. Quốc gia chủ yếu là thành thị.
- D. Nông nghiệp kém phát triển.
Câu 19: Kim loại nào đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cư dân Địa Trung Hải thời cổ đại?
- A. Đồng.
-
B. Sắt.
- C. Thiếc.
- D. Đồng đỏ.
Câu 20: Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hy Lạp và La Mã cổ đại ở châu Á và châu Phi đã thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
-
A. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ phát triển.
- B. Nghề đúc tiền phát triển mạnh ở châu Á và châu Phi.
- C. Thị quốc hình thành và mở rộng lãnh thổ.
- D. Thủ công nghiệp ở các thị quốc phát triển mạnh.
Câu 21: Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc (Olympic)?
- A. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản
-
B. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc.
- C. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp.
- D. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc.
Câu 22: Hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại đều được hình thành ở:
- A. Lưu vực của các con sông lớn.
- B. Các vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.
-
C. Vùng ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp,...
- D. Vùng hoang mạc xa xôi, hẻo lánh.
Câu 23: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại tồn tại trong khoảng thời gian nào?
-
A. Cuối thiên niên kỉ III TCN đến năm 476.
- B. Thế kỉ XXI TCN đến năm 1911.
- C. Giữa thiên niên kỉ III TCN đến năm 1857.
- D. Năm 3200 TCN đến năm 30 TCN