CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Diện tích tự nhiên của Trung Quốc khoảng:
-
A. Gần 9,6 triệu km2.
- B. Trên 9,5 triệu km2.
- C. Gần 9,5 triệu km2.
- D. Trên 9,6 triệu km2.
Câu 2: Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng hàng:
- A. Thứ ba thế giớ.
- B. Thứ hai thế giới.
-
C. Thứ tư thế giới.
- D. Thứ năm thế giới.
Câu 3: Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với:
- A. 13 nước.
-
B. 14 nước.
- C. 15 nước.
- D. 16 nước.
Câu 4. Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là:
- A. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
- B. Chủ yếu là núi và cao nguyên.
- C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.
-
D. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
Câu 5: Đường bờ biển phía đông của Trung Quốc dài khoảng:
- A.1000 km.
-
B. 9000 km.
- C. 10000 km.
- D. 8000 km.
Câu 6: Phía Đông phần đất liền của Trung Quốc tiếp giáp với?
- A. Ấn Độ Dương.
- B. Bắc Băng Dương.
- C. Đại Tây Dương.
-
D. Thái Bình Dương.
Câu 7: Về tổ chức hành chính, Trung Quốc được chia thành:
- A. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
-
B. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
- C. 21 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
- D. 22 tỉnh, 6 khu tự trị và 3 thành phố trực thuộc trung ương.
Câu 8. Miền Đông Trung Quốc có đặc điểm:
- A. Sa mạc.
- B. Thung lũng.
-
C. Núi thấp.
- D. Núi cao.
Câu 9: Miền Đông Trung Quốc còn có đặc điểm địa hình nào?
- A. Đầm lầy rộng lớn.
-
B. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- C. Rừng rậm nhiệt đới.
- D. Rừng lá kim đặc trung của đất nước.
Câu 10: Khí hậu thay đổi theo:
- A. Chiều Tây Bắc – Đông Nam.
- B. Chiều Đông Bắc – Tây Nam.
-
C. Chiều Bắc – Nam.
- D. Chiều Đông – Tây.
Câu 11: Khí hậu Trung Quốc có sự thay đổi từ:
-
A. Ôn đới sang nhiệt đới.
- B. Nhiệt đới sang Sa mạc.
- C. Cận xích đạo sang xích đạo.
- D. Ôn đới sang nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 12: Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc là?
-
A. Có diện tích lãnh thổ rộng lớn và đứng thứ ba thế giới.
- B. Lãnh thổ trải rộng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
- C. Có đường biên giới giáp 14 nước chủ yếu qua núi cao và hoang mạc.
- D. Phía đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km.
Câu 13: Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là:
- A. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
- B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
- C. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
-
D. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
Câu 14: Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm:
- A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
- B. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
-
C. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.
- D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.
Câu 15: Người Hán là dân tộc đa số ở Trung Quốc và chiếm:
-
A. Trên 90% dân số cả nước.
- B. Gần 90% dân số cả nước.
- C. Trên 80% dân số cả nước.
- D. Gần 80% dân số cả nước.
Câu 16: Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
- A. Mi-an-ma.
- B. Lào.
-
C. Thái Lan.
- D. Việt Nam.
Câu 17: Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?
- A. La bàn.
- B. Giấy.
-
C. Chữ la tinh.
- D. Kĩ thuật in.
Câu 18: Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc là:
- A. Lãnh thổ trải rộng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
- B. Có đường biên giới giáp 14 nước chủ yếu qua núi cao và hoang mạc.
-
C. Có diện tích lãnh thổ rộng lớn và đứng thứ ba thế giới.
- D. Phía đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km.
Câu 19: Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là:
- A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa mầu mỡ.
- B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
- C. Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
-
D. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.
Câu 20: Nhận xét không chính xác về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là:
- A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
- B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
- C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.
-
D. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.
Câu 21: Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm:
- A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
-
B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.
- C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
- D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.
Câu 22: Sông nào sau đây không bắt nguồn từ miền Tây Trung Quốc?
- A. Trường Giang.
- B. Hoàng Hà.
-
C. Hắc Long Giang.
- D. Mê Kông.
Câu 23: Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về
- A. Địa hình.
- B. Khí hậu.
-
C. Diện tích.
- D. Sông ngòi.
Câu 24: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?
- A. Các thành phố lớn.
-
B. Vùng núi và biên giới.
- C. Dọc biên giới phía nam.
- D. Các đồng bằng châu thổ.
Câu 25: Trung Quốc thời kì cổ, trung đại có phát minh nào sau đây?
- A. Bút.
-
B. Giấy.
- C. Máy dệt.
- D. Máy hơi nước.
Câu 26: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này
-
A. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.
- B. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
- C. Ít thiên tai.
- D. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm.
Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do:
- A. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
-
B. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
- C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
- D. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.
Câu 28: Hai loại đất chính của miền Đông Trung Quốc là gì?
- A. Vôi và phù sa.
- B. Mùn và phù sa.
-
C. Phe-ra-rít và phù sa.
- D. Phe-ra-rít và mùn.
Câu 29: Dẫn chứng nào sau đây chứng minh Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc?
- A. Người Hán chiếm trên 90% dân số.
- B. Dân tộc thiểu số sống tại vùng núi.
-
C. Có trên 50 dân tộc khác nhau.
- D. Dân thành thị chiếm 37% số dân.
Câu 30: Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?
-
A. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
- B. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.
- C. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.
- D. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.