NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau:
"Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..."
- A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích.
-
B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian.
- C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ.
- D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích.
Câu 2: Điền và hoàn thiện khái niệm về chất xúc tác sau.
"Chất xúc tác là chất làm ...(1)... tốc độ phản ứng nhưng ...(2)... trong quá trình phản ứng"
- A. (1) thay đổi, (2) không bị tiêu hao.
-
B. (1) tăng, (2) không bị tiêu hao.
- C. (1) tăng, (2) không bị thay đổi.
- D. (1) thay, (2) bị tiêu hao không nhiều.
Câu 3: Nhận định nào dưới đây là đúng?
-
A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng
- B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
- C. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng
- D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm
Câu 4: Khi cho axit clohiđric tác dụng với kali pemanganat (rắn) để điều chế clo, khí clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi dùng
-
A. axit clohiđric đặc và đun nhẹ hỗn hợp.
- B. axit clohiđric đặc và làm lạnh hỗn hợp.
- C. axit clohiđric loãng và đun nhẹ hỗn hợp.
- D. axit clohiđric loãng và làm lạnh hỗn hợp.
Câu 5: Chất xúc tác dương có tác dụng nào sau đây?
- A. Làm chuyển dịch cân bằng của phản ứng theo chiều mong muốn
- B. Làm phản ứng tỏa nhiệt
-
C. Tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch
- D. Tăng năng lượng hoạt hóa
Câu 6: Cho cân bằng hoá học . N2(k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k). Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
- A. thay đổi áp suất của hệ.
-
B. thay đổi nồng độ N2.
- C. thay đổi nhiệt độ.
- D. thêm chất xúc tác Fe.
Câu 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là .
- A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.
- B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
-
C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.
- D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 8: Cho cân bằng sau trong bình kín. 2NO2(màu nâu đỏ) ⇌ N2O4 (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có.
-
A. ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt
- B. ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt
- C. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt
- D. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt
Câu 9: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây.
-
A. Thời gian xảy ra phản ứng.
- B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
- C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng.
- D. Chất xúc tác.
Câu 10: Để hầm (ninh) thịt cá cho nhanh mềm, người nội trợ dùng biện pháp nào sau đây?
- A. Chặt nhỏ thịt, cá
- B. Cho thêm muối vào
- C. Dùng nồi áp xuất
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 11: Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do
- A. không cần có tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
-
B. tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
- C. tác động của các yếu tố từ bên trong tác động lên cân bằng.
- D. cân bằng hóa học tác động lên các yếu tố bên ngoài.
Câu 12: Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất.
-
A. Al + dd NaOH ở 25oC
- B. Al + dd NaOH ở 30oC
- C. Al + dd NaOH ở 40oC
- D. Al + dd NaOH ở 50oC
Câu 13: Phương án nào dưới đây mô tả đầy đủ nhất các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
- A. Nồng độ,nhiệt độ, chất xúc tác
- B. Nồng độ,nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất
- C. Nồng độ,nhiệt độ, chất xúc tác,áp suất, khối lượng chất rắn
-
D. Nồng độ,nhiệt độ, chất xúc tác,áp suất, diện tích bề mặt chất rắn
Câu 14: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, khối lượng Zn sử dụng là như nhau) .
Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (1)
Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M (2)
Kết quả thu được là .
-
A. (1) nhanh hơn (2).
- B. (2) nhanh hơn (1).
- C. như nhau.
- D. ban đầu như nhau, sau đó (2) nhanh hơn(1).
Câu 15: Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng?
- A. Nồng độ
-
B. Nhiệt độ
- C. Nguyên liệu
- D. Hóa chất
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.
-
B. Trong quá trình sản xuất rượu (ancol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì en là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
- C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.
- D. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.
Câu 17: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây ?
- A. Dạng viên nhỏ.
-
B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
- C. Dạng tấm mỏng.
- D. Dạng nhôm dây.
Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxi từ muối kali clorat. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng ?
- A. Nung kaliclorat ở nhiệt độ cao.
-
B. Nung hỗn hợp kali clorat và mangan đioxit ở nhiệt độ cao.
- C. Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxi.
- D. Dùng phương pháp dời không khí để thu khí oxi.
Câu 19: Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng:
- Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
- Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
- Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.
- Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.
Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4
Câu 20: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ ancol (rượu) ?
-
A. Chất xúc tác.
- B. áp suất.
- C. Nồng độ.
- D. Nhiệt độ.
Câu 21: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học người ta dùng đại lượng nào dưới đây?
- A. Thể tích khí
-
B. Tốc độ phản ứng
- C. Nhiệt độ
- D. Áp suất
Câu 22: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
-
A. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.
- B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
- C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
- D. xảy ra giữa hai chất khí.
Câu 23: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?
- A. vt= 2vn
-
B. vt=vn
- C. vt=0,5vn.
- D. vt=vn=0.