Trắc nghiệm Công nghệ 8 chân trời Ôn tập chương 2: Cơ khí (P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 2: Cơ khí - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHƯƠNG 2: CƠ KHÍ (PHẦN 1)

Câu 1. Cấu tạo của cơ cấu tay quay - thanh lắc không có bộ phận nào?

  • A. Giá đỡ
  •  B. Thanh truyền
  •  C. Con trượt
  •  D. Tay quay

Câu 2. Mặt phẳng cần dũa cách mặt ê tô:

  • A. Đáp án khác
  •  B. Dưới 10 mm
  •  C. Từ 10 – 20 mm
  •  D. Trên 20 mm

Câu 3. Các bộ phận trong máy có:

  • A. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau
  •  B. Có 2 dạng chuyển động
  •  C. Đáp án khác
  •  D. Duy nhất một dạng chuyển động

Câu 4. Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt là?

  • A. Tay quay: Chuyển động quay
  •  B. Tay quay: Chuyển động tịnh tiến
  •  C. Đáp án A và B
  •  D. Con trượt: Chuyển động tịnh tiến

Câu 5. Dụng cụ cầm tay đơn giản trong cơ khí được chia làm mấy loại?

  • A. 2
  •  B. 4
  •  C. 5
  •  D. 3

Câu 6. Vì sao nhà sản xuất sử dụng những vật liệu khác nhau cho các chi tiết khác nhau của chiếc xe địa hình như ở hình 4.1?

 

  •    A. Mỗi vật liệu tại các vị trí khác nhau phù hợp với chức năng của nó tại vị trí đó
  •    B. Tạo sự đa dạng cho thiết kế của xe
  •    C. Tận dụng sử dụng đa dạng các loại vật liệu
  •    D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7. Cơ khí có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống?

  •    A. Tất cả đều đúng
  •    B. Tạo năng suất cao
  •    C. Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy
  •    D. Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng

Câu 8. Trong các máy móc hay thiết bị, các bộ phận được đặt ở:

  • A. Cả A và B đều đúng
  • B. Các vị trí khác nhau
  • C. Cùng vị trí
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 9. Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen?

  • A. Các nguyên tố tham gia
  • B. Tỉ lệ carbon
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 10. Nên chọn loại vật liệu nào để chế tạo những chi tiết chịu lực tốt như khung xe máy?

  • A. Hợp kim
  • B. Chất dẻo
  • C. Kim loại màu
  •  D. Kim loại đen

Câu 11. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí có đặc điểm như thế nào?

  •    A. Có vai trò quan trọng trong việc sản xuất máy móc, thiết bị, công cụ
  •    B. Có tính ứng dụng cao
  •    C. Liên quan đến nhiều ngành sản xuất như: chế tạo máy công cụ, chế tạo rô bốt, giao thông,…
  •    D. Tất cả các đáp án trên

Câu 12. Đâu là nguồn gốc của chất dẻo?

  •  A. Các hợp chất của nitrogen
  •  B. Các hợp chất của carbon
  •  C. Các hợp chất của carbon và sắt
  •  D. Các hợp chất của sắt

Câu 13. Vật liệu composite là:

  •    A. Vật liệu được kết hợp giữa vật liệu hợp kim và phi kim loại
  •    B. Vật liệu có các đặc tính của cả vật liệu hợp kim và phi kim loại
  •    C. Sự kết hợp từ ít nhất hai thành phần gồm chất dẻo và vật liệu khác như sợi carbon, sợi thủy tinh,…
  •    D. Tất cả đáp án trên

Câu 14. Nhờ cơ khí con người có thể chiếm lĩnh:

  1. A. Thời gian
  2.  B. Không gian
  3.  C. Không gian hoặc thời gian
  4.  D. Không gian và thời gian

Câu 15. Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền?

  • A. 2,5
  •  B. 2
  •  C. 3
  •  D. 1,5

Câu 16. Cách cầm dũa nào sau đây đúng với quy tắc?

  •    A. Tay phải cầm dũa hơi ngửa lòng bàn tay
  •    B. Đáp án A và B
  •    C. Tay trái đặt hẳn lên đầu dũa.
  •    D. Đáp án A hoặc B

Câu 17. Loại thép nào được ưa chuộng sử dụng trong đời sống?

  •  A. Thép dụng cụ
  •  B. Thép chuyên dụng
  •  C. Thép không gỉ
  •  D. Thép carbon

Câu 18. Đo và vạch dấu là gì?

  •    A. Là việc đánh đánh dấu độ dài của sản phẩm lên vật liệu cần gia công
  •    B. Là việc thể hiện hình dạng và kích thước thực tế của sản phẩm lên vật liệu cần gia công
  •    C. Tất cả các đáp án trên
  •    D. Là việc thể hiện kích thước ước tính của sản phẩm lên vật liệu cần gia công

Câu 19. Nhiệm vụ của các bộ phận truyền chuyển động là:

  •    A. Biến đổi tốc độ phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy
  •    B. Truyền tốc độ cho phù hợp với tốc độ của bộ phận trong máy
  •   C. Đáp án A hoặc B sai
  •    D. Cả A và B đều đúng

Câu 20. Quy trình chế tạo kìm nguội được biểu diễn dưới dạng sơ đồ nào?

  •    A. Rèn, dập → Dũa, khoan → Tán đinh→ Nhiệt luyện
  •    B. Rèn, dập → Dũa, khoan → Tán đinh→ Gia công
  •    C. Đáp án khác
  •    D. Rèn, dập → Dũa, khoan → Tán đinh→ Cắt gọt

Câu 21. Theo em, ta có thể nâng vật nặng bằng cách:

  • A. Dùng sức người
  • B. Dùng máy nâng chuyển
  • C. Dùng đòn bẩy
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22. Gia công cơ khí tạo ra chi tiết có:

  •    A. Kích thước xác định
  •    B. Hình dáng xác định
  •    C. Tính chất phù hợp với yêu cầu kĩ thuật
  •    D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23. Khi dũa không cần thực hiện thao tác nào?

  •    A. Điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng
  •    B. Kéo dũa về không cần cắt
  •    C. Đẩy dũa tạo lực cắt
  •    D. Kéo dũa về tạo lực cắt

Câu 24. Đâu không phải tính chất kim loại màu?

  •  A. Đa số có tính dẫn nhiệt
  •  B. Có tính chống mài mòn
  •  C. Dẫn điện tốt
  •  D. Khả năng chống ăn mòn thấp

Câu 25. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí được đào tạo tại?

  • A. Trung giáo dục nghề nghiệp
  • B. Trường cao đẳng, trung cấp
  • C. Trường đại học
  • D. Tất cả các đáp án trên

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công nghệ 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công nghệ 8 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.