Câu 1: Mục đích học tập của học sinh là ...... học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình, xã hội. Điền vào dấu chấm (....)
- A. phương pháp
- B. cách thức
-
C. nỗ lực
- D. kiên trì
Câu 2: Hoạt động nào thể hiện học sinh không có mục đích học tập?
- A. Học bài cũ và soạn bài mới.
- B. Học tiếng anh thông qua bài hát và phim.
-
C. Bỏ học đi chơi điện tử.
- D. Nhờ bạn giảng bài khó.
Câu 3: Hoạt động nào thể hiện mục đích học tập của học sinh?
- A. Học vào những thời gian rảnh rỗi.
- B. Lên thư viện tìm tài liệu tham khảo.
- C. Lên kế hoạch học tập và vui chơi.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 4: Biểu hiện của học sinh là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ?
- A. Vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô
- B. Chăm chỉ học tập
- C. Hòa nhã với bạn bè
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là… tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. Trong dấu “…” đó là ?
- A. Tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
-
B. Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.
- C. Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức.
- D. Chăm ngoan, học giỏi.
Câu 6: Việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào?
-
A. Giúp phát triển nhân cách toàn diện.
- B. Giúp đất nước phát triển.
- C. Giúp phát triển văn hóa toàn diện.
- D. Giúp đất nước ngày càng tươi đẹp.
Câu 7: Mục đích học tập của học sinh là:
- A. Trở thành con ngoan trò giỏi
- B. Người công dân tốt
- C. Phát triển toàn diện nhân cách con người
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Để học tập tốt học sinh cần phải làm gì?
-
A. Xác định đúng đắn mục đích học tập.
- B. Dành nhiều thời gian để vui chơi.
- C. Dành nhiều thời gian để học.
- D. Siêng năng, kiên trì.
Câu 9: T đến nhà H và thấy bạn đang đọc báo Thiếu niên, T cho rằng: Không nên đọc báo vì sẽ mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập. Quan điểm của T thể hiện điều gì?
-
A. T là người có quan điểm không toàn diện trong việc học và chơi.
- B. T là người không có hiểu biết.
- C. T là người vô ý thức.
- D. T là người lười biếng.
Câu 10: Bạn M thường chốn học để đi chơi, nên mẹ thường đưa đi học và ngồi chờ đến khi tan học đón về, nếu không bạn lại đi chơi. Em có nhận xét gì về bạn M?
- A. M là người có ý thức học tập.
-
B. M là người chưa có ý thức học tập.
- C. N là người lười biếng.
- D. N là người vô ý thức.
Câu 11: Bạn Tú đạt được giải nhì kì thi toán quốc tế là vì?
- A. Tự giác học ở nhà, say mê kiên trì, vượt khó
- B. Hoàn cảnh nghèo không có điều kiện đi học thêm
- C. Ước mơ trở thành nhà toán học nên Tú đã cố gắng học tập
-
D. Cả A và C đúng
Câu 12: Bạn N cho rằng học chỉ để cho nặng đầu, thà đi làm công ty còn hơn. Em sẽ khuyên bạn N như thế nào?
-
A. Khuyên bạn tích cực học tập để trau dồi kiến thức và có cơ hội phát triển.
- B. Mặc kệ bạn.
- C. Khuyên bạn bỏ học đi làm công ty mới kiếm được nhiều tiền.
- D. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
Câu 13: Bố H mất sớm, một mình mẹ nuôi hai chị em, nhà nghèo nhưng hai chị em Hoà vẫn cố gắng học tập, cuối năm đạt HS giỏi. Em có nhận xét gì về bạn H ?
- A. H là người chăm ngoan, học giỏi.
- B. H là người ý thức được mục đích học tập.
- C. H là người siêng năng, kiên trì.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 14: Học sinh chăm ngoan, học giỏi, xác định đúng đắn được mục đích học tập sẽ giúp ích được cho những ai?
- A. Bản thân.
- B. Gia đình
- C. Xã hội.
-
D. Cả A, B, C.