3. Nhiệt độ và sự chuyển thể
a) Trả lời các câu hỏi sau:
- Sự bay hơi và sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
- Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu?
b) Một học sinh tìm thấy trong phòng thí nghiệm một chất lỏng chưa biết tên, đựng trong ống nghiệm không có nhãn. Để xác định chất này, bạn học sinh quyết định làm thay đổi trạng thái của chất lỏng đó theo thời gian và thu được các số liệu như trong bảng 25.4
- Ở phút thứ 10, nhiệt kế chỉ giá trị như hình 25.6. Hãy ghi giá trị đó vào bảng 25.4.
Từ bảng 25.4 em hãy cho biết:
- Sự chuyển thể nào của chất đã xảy ra?
- Sự chuyển thể đó diễn ra trong thời gian bao lâu?
- Ở thời điểm nào, bắt đầu xuất hiện chất đó ở thể rắn?
- Bạn học sinh đã sử dụng bảng đo nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ sôi của một số chất (bảng 25.5) để tìm ra chất lỏng chưa biết tên.
Chất chưa biết tên là chất gì? Vì sao em biết điều đó?
Bài Làm:
a) - Điểm giống nhau: Đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
- Điểm khác: + Sự bay hơi: Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi có thể diễn ra ở bất kỳ nhiệt độ nào.
+ Sự sôi: Là một sự bay hơi đắc biệt. Chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi diễn ra ở một nhiệt độ nhất điịnh tùy theo chất lỏng.
- Để đo nhiệt độ hơi nước đang sôi, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu, bởi vì:
Rượu thì sôi vào khoảng 80 độ C và nước thì sôi ở 100 độ C và do trong lúc sôi đó nhiệt độ không tăng nên thể tích của rượu cũng không tăng lên được nên ta không thể xác định được nhiệt độ của nước đang sôi. Còn đối với thủy ngân thì nhiệt độ sôi của nó trên 100 độ C nên ta có thể xác đinh được nhiệt độ cần đo.
b) - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn đã xảy ra.
- Sự chuyển thể đó diễn ra trong 5 phút, từ phút thứ 3 đến phút thứ 7.
- Ở phút thứ 3, bắt đầu xuất hiện chất đó ở thể rắn.
- Chất lỏng đó là xiclohexan, bởi vì nhiệt độ đông đặc của nó là 6 độ C theo bảng 25.5.