Khoa học tự nhiên 6 bài 28: Lực - Tác dụng của lực

Soạn bài 28: Lực - Tác dụng của lực - sách VNEN khoa học tự nhiên 6 trang 63. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

A. Hoạt động khởi động

Một cái tủ sách đang ở giữa căn phòng. Làm cách nào để dịch chuyển tủ sách vào sát tường?

Xem lời giải

B. Hoạt động hình hành kiến thức

1. Xác định lực kéo, lực đẩy

a) Trong hình 28.2: hai bạn di chuyển cái tủ.

Hãy cho biết trong hai bạn, ai là người tác dụng lực đây lên tủ, ai là người tác dụng lực kéo lên tủ.

b) Hãy quan sát ảnh chụp cái vớt đập vào quả bóng (hình 28.3).

Nhận xét về tác dụng của quả bóng lên vợt và tác dụng của vợt lên quả bóng.

c) Với hai thanh nam châm và một cái ghim giấy, hãy tìm cách tạo ra các lực kéo hoặc lực đẩy giữa các vật.

d) Hãy tìm các ví dụ khác về lực đẩy và lực kéo.

Xem lời giải

4. Đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi

a) Vẽ lại hình 28.7 vào vở và sử dụng các mũi tên để biểu diễn các lực do tay tác dụng lên lò xo.

b) Trong hình 28.8b, đâu là lực kéo và lực đẩy của tay.

Xem lời giải

5. Xác định hai lực cân bằng

Hai đội kéo co như hình 28.9. Hãy cho biết:

- Lực mà hai đội tác dụng lên sợi dây là lực kéo hay lực đẩy?

- Lực do đội bên trái tác dụng lên dây có phương và chiều như thế nào?

- Nếu sợi dây đứng yên thì lực tác dụng của 2 đội lên sợi dây có đặc điểm gì?

Xem lời giải

6. Đọc các thông tin sau và điền từ thích hợp

Chọn từ thích hợp trong các từ cho sau đây: khác nhau, như nhau, cân bằng, cùng chiều, ngược chiều để điền vào chỗ trống:

Trong trò chơi kéo co, nếu hai đội kéo mạnh ngang nhau thì hai đội sẽ tác dụng lên dây hai lực ...(1) ... Sợi dây đứng yên do chịu tác dụng cuả hai lực cân bằng. Hai lực này mạnh như nhau, cùng phương (cùng dọc theo sợi dây), nhưng ... (2) ... nhau.

Ta có thể biểu diễn các lực này bằng các mũi tên dài ... (3) ...

Xem lời giải

7. Thí nghiệm

a) Trong thí nghiệm 1 ở trên, kết quả và giải thích nào sau đây là phù hợp?

A. Búp bê đang đứng yên trên xe, nếu bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước, do có quán tính, búp bê không thể tăng đột ngột tốc độ (bằng tốc độ của xe) được, nên ngã về phía sau.

B. Búp bê đang đứng yên trên xe, nếu bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước, búp bê vẫn đứng yên trên xe vì tay chỉ chạm vào xe, không chạm vào búp bê.

C. Búp bê đang đứng yên trên xe, nếu bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước thì búp bê cũng ngã về phía trước.

Xem lời giải

b) Trong thí nghiệm 2 ở trên, kết quả và giải thích nào sau đây là phù hợp?

A. Búp bê đang chuyển động cùng xe, nếu cho xe dừng lại đột ngột, búp bê vẫn đứng yên trên xe vì tay chỉ chạm vào xe, không chạm vào búp bê.

B. Búp bê đang chuyển động cùng xe, nếu cho xe dừng lại đột ngột, búp bê sẽ bị ngã về phía sau so với xe.

C. Búp bê đang chuyển động cùng xe, nếu cho xe dừng lại đột ngột, do có quán tính, búp bê không thể dừng lại ngay được, vẫn tiếp tục  lao về phía trước, nên bị ngã về phía trước. 

Xem lời giải

C. Hoạt động luyện tập

Trả lời câu hỏi 

1. Khi dùng tay kéo hoặc đẩy một vật (có thể trực tiếp hoặc sử dụng thanh cứng, sợi dây để đẩy hoặc kéo). Có phải kéo thì luôn làm cho vật lại gần mình, còn đẩy thì luôn làm cho vật xa mình? Vì sao bản có ý kiến như vậy? 

Xem lời giải

2. Trong chơi bi-a, người chơi muốn làm quả A (màu trắng) đập vào quả B (màu đỏ) (hình 28.11). Lực do vật nào tác động đã làm cho quả A chuyển động? Lực do vật nào tác động làm cho quả B chuyển động? Khi đập vào quả B, chuyển động của quả A có thay đổi gì không?

Xem lời giải

3. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra nhừng kết quả gì?

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng

B. Chỉ làm biến dạng quả bóng

C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Xem lời giải

4. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu của lò xo lại. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.

B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.

C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.

D. Lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái và lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.

Xem lời giải

6. Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau:

a) Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái.

b) Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được.

Xem lời giải

D. Hoạt động vận dụng

1. Hãy tìm một số ví dụ về lực và tác dụng của lực đó trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất ở nhà bạn.

Xem lời giải

2. Thực hành vẩy khô rau sống trong rổ vừa mới rửa. Tìm hiểu vì sao khi làm như vật thì nước có thể văng ra khỏi rau.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 6, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ