Tóm tắt kiến thức tin học 6 kết nối bài 9: An toàn thông tin trên internet

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tin học 6 kết nối tri thức bài 9: An toàn thông tin trên internet. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG

BÀI 9. AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET

1. TỔ CHỨC THÔNG TIN TRÊN INTERNET

- Bạn Minh có nguy cơ bị mất dữ liệu do mánh tính bị nhiễm virus.

- Tác hại và nguy cơ khi dùng internet:

+ Người sử dụng internet có thể bị đánh cắp và phát tán thông tin cá nhân, từ đó bị đe dọa, bị bắt nạt, trẻ em bị xâm hại tình dục (hình ảnh, video,...); bị lừa đảo, dụ dỗ, có thể bị nhận tin giả, hoặc bị lôi kéo làm việc bất hợp pháp...

+ Máy tính có thể bị nhiễm virus hay mã độc.

+ Trẻ em dành quá nhiều thời gian trên mạng để lướt web, chơi game dẫn đến nghẽn mạng xã hội, sống ảo, nghiện game

NV2:

1. Khi dùng Internet có thể:

Phương án sai là: C. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.

2. Việc làm được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên mạng Internet là:

D. Vào trang tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà

- Người sử dụng cần giữ an toàn thông tin cá nhân, tránh gặp gỡ những người quen trên mạng, không tham gia các hội nhóm mà mình không biết hoặc không lành mạnh.

- Máy tính cần được cài đặt phần mềm chống virus, không nhận thư tay tin nhắn từ người lạ, kiểm tra độ tin cậy của thông tin, không dành quá nhiều thời gian trên mạng, chơi game

- Chia sẻ với người tin cậy về suy nghĩ, tình cảm, những khó khăn hoặc tình huống không tốt bị mắc phải.

- Dành thời gian tập trung cho học tập, giúp đỡ bố mẹ, đọc sách, các hoạt động thể chất, hoạt động xã hội, tham gia các hoạt động lành mạnh.

NV2:

1. Giải pháp để giữ bí mật thông tin cá nhân:

+ Đặt mật khẩu cho máy tính

+ Không chia sẻ thông tin cá nhân và thông tin của người thân, bạn bè trên mạng hay cho người khác (trừ trường hợp cần thiết),...

2. HS trả lời theo ý kiến của riêng mỗi người.

Phiếu BT HĐ3

1. Một số người nhận thư có thể tỏ thái độ khó chịu với Minh, nghĩ là Minh không tốt; có bạn phê phán Minh; có bạn hỏi lại Minh thực hư sự việc;...

2. Bạn không nên mở liên kết hoặc thư điện tử đó. Trao đổi với bố mẹ hoặc thầy cô sự việc đó và xin lời khuyên.

3. Để bảo vệ tài khoản thư điện tử, ta cần: Đặt mật khẩu mạnh để không bị người khác đoán biết, bảo vệ mật khẩu, đăng xuất khi dùng xong, cài đặt phần mềm diệt virus,...

HĐ4

1. Em không cho người quen trên mạng số điện thoại và địa chỉ của em. Không hẹn gặp người nói chuyện với người đó vì có thể gặp điều không hay.

2. Em sẽ không đăng tin không tốt về bạn cùng lớp trên mạng. Em sẽ tìm hiểu để biết thông tin đó đúng hay sai và có thể làm gì để giúp đỡ bạn.

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải tin học 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải tin học 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ