I. LÝ THUYẾT
Mở rộng thành phần chính của câu
- Mở rộng thành phần chính của câu ( chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng 1 trong 2 cách chính:
+ Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ
VD: Cái áo mẹ mới mua là hàng hiệu
Trong đó: Cái áo mẹ mới mua là Chủ ngữ - là hàng hiệu là Vị ngữ
“Mẹ mới mua” là cụm chủ vị bổ sung trực tiêp cho “Cái áo”
+ Dùng cụm chủ vị trực tiếp cấu tạo chủ ngữ hoặc vị ngữ
VD: Gió thổi mạnh làm cho Sơn thấy lạnh và cay mắt
Trong đó: Gió thổi mạnh làm cho Sơn là chủ ngữ - thấy lạnh và cay mắt là vị ngữ
Gió thổi mạnh là cụm chủ vị trực tiếp bổ sung cho chủ ngữ
II. THỰC HÀNH
Bài tập 1
a. Vị ngữ là cụm động từ: Tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên có động từ trung tâm là tưởng và thành tố phụ là cụm chủ vị đứng sau tưởng ( mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên)
b. Vị ngữ là cụm động từ: làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ có động từ trung tâm là làm và thành tố phụ là cụm chủ vị đứng sau làm ( kí ức ta quay lại với những kỉ niệm tuổi thơ)
Bài tập 2
Cậu Cơ vẫn nét mặt hầm hầm ( Ngô Tất Tố)
Vị ngữ là cụm chủ vị: (vẫn) nét mặt hầm hầm
Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía ( Đoàn Giỏi)
Vị ngữ là cụm chủ vị: Tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía
Bài tập 3
Chủ ngữ là cụm danh từ: bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi có trung tâm là bộ quần áo bà ba đen và thành tố phụ là cụm chủ vị má nuôi tôi vừa khâu cho tôi
Chủ ngữ là cụm danh từ: Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc có trung tâm là chuyện và thành tố phố là cụm chủ vị bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc.
Bài tập 4
Chủ ngữ là cụm chủ vị: trời mưa to
Chủ ngữ là cụm chủ vị: câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hinh như có một sức mạnh thần bí