I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên: Xuân Quỳnh
- Năm sinh – năm mất: 1942 – 1988
- Quê quán: Hà Tây.
- Là nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại.
- Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, đôn hậu, giàu nữ tính.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tơ tằm, chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sân ga chiều em đi (1978), Tự hát (1984), Hoa cỏ may - Tập thơ đạt giải thưởng văn học năm 1990 của hội nhà văn VN.
2. Tác phẩm
- Bài Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh.
3. Đọc văn bản
- Thể thơ:
+ Thơ 5 chữ hưng có sự biến đổi linh hoạt. Các câu 3 tiếng đứng đầu các khổ 2,3,5,7.
+ Có nhiều khổ nhiều hơn 4 câu, vần gieo không cố định.
- Nhân vật trữ tình : người chiến sĩ.
- Bố cục:
+ Phần 1: từ đầu ... gọi về tuổi thơ: Những cảm xúc gợi ra từ tiếng gà trưa trên đường hành quân.
+ Phần 2: tiếp... nghe sột soạt: Những kỉ niệm tuổi thơ được gọi ra từ tiếng gà.
+ Phần 3: còn lại: Những suy tư của người cháu.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Những cảm xúc gợi ra từ tiếng gà trưa trên đường hành quân.
- Không gian: Trên đường hành quân, dừng chân bên xóm nhỏ.
- Âm thanh: tiếng gà nhảy ổ "cục tác".
=> Trên đường làm nhiệm vụ, cháu nghe thấy một âm thanh quen thuộc đã gắn liền với tuổi thơ cháu. Chính âm thanh đó đã gợi ra cho cháu bao niềm xúc động.
- Những cảm xúc của cháu: xao động, đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ.
- Biện pháp nghệ thuật :
+ Điệp từ "nghe"
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tác giả cảm nhận bằng thính giác, bằng tâm tưởng, hồi ức, bằng cảm xúc của tâm hồn.
=> Chữ nghe được điệp lại làm cho giọng thơ ngọt ngào hơn, tha thiết hơn, mở ra những liên tưởng đáng yêu.
- Hình ảnh ngôn ngữ chân thực, giản dị.
- Cảm giác mới lạ: nắng trưa xao động, bàn chân đỡ mỏi, tuổi thơ hiện về.
- Tiếng gà gợi cảm giác mới lạ vì:
+ Tiếng gà là âm thanh của làng quê, âm thanh bình dị, thân thuộc bao đời, âm thanh mang lại niềm vui cho con người chốn thôn quê.
+ Tiếng gà vang lên phá tan cái tĩnh lặng buổi trưa của làng quê, tiếng gà đem lại niềm vui.
=> Tình yêu làng xóm, quê hương tha thiết, sâu nặng.
2. Những kỉ niệm tuổi thơ được gọi ra từ tiếng gà.
- Tiếng gà trưa khơi dậy:
+ Hình ảnh gà mái mơ, mái vàng, ổ trứng hồng.
=> Những chi tiết gợi tả một màu sắc tươi sáng. Qua những chi tiết đó người đọc như thấy hiện ra hình ảnh đàn gà đẹp đẽ xinh xắn đáng yêu. Vẻ đẹp ấy gợi liên tưởng tới cuộc sống đầm ấm hiền hoà bình dị.
+ Hình ảnh bà tần tảo, cần mẫn, chắt chiu từng quả trứng.
+ Tình cảm của bà dành cho cháu: bà dành dụm, chăm sóc đàn gà để cho cháu những bộ quần áo mới. Những bộ quần áo giản dị nhưng là tất cả tình yêu thương của bà.
=> Đó chính là tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà dành tất cả tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc cho cháu. Cháu rất yêu thương, kính trọng và luôn nghĩ về bà.
=> Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ và tình cảm yêu kính, trân trọng đối với bà.
- Nghệ thuật:
+ Điệp ngữ “Tiếng gà trưa”
+ So sánh “Lông óng như màu nắng”
=> Bài thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi hình.
3. Những suy tư, cảm xúc của người cháu
- Tiếng gà trưa gợi ra niềm hạnh phúc, gợi nhắc về tuổi thơ tuy khó khăn nhưng ấm áp của bà cháu. Niềm hạnh phúc ấy hằn sâu trong kí ức của cháu, theo cháu vào trong giấc ngủ hồng sắc trứng. Đó cũng là điểm tựa tinh thần của cháu.
- Điệp từ "vì": khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ: bảo vệ Tổ quốc, gia đình, quê hương, mục đích lớn lao được bắt nguồn từ những gì bình thường, giản dị nhất.
=> Người chiến sĩ là người gắn bó với gia đình, quê hương đất nước.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – ý nghĩa
- Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được gợi về qua tiếng gà trưa. Đó là những tình cảm tốt đẹp, là động lực tinh thần lớn lao tiếp xúc cho cháu trên đường làm nhiệm vụ. Chính tình cảm gia đình là đã sâu sắc tình yêu quê hương đất nước.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ.
- Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ... có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
- Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi.
- Lời thơ giàu cảm xúc.