I. VĂN BẢN NỘI QUY HOẶC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN NƠI CÔNG CỘNG
1. Giới thiệu kiểu bài
- Thực tế, trong cuộc sống có rất nhiều tình huống đòi hỏi bạn phải viết các văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng.
Ví dụ: viết nội quy lớp học, nội quy câu lạc bộ, hướng dẫn tham gia các sự kiện hay hoạt động tập thể...
- Việc xây dựng được văn bản nội quy, quy định, hướng dẫn chuẩn mực sẽ giúp bạn và những người xung quanh hiểu rõ quy tắc ứng xử trong những không gian công cộng, quyền và trách nhiệm của mỗi cá nhân để cùng hành động, nhằm tạo nên một môi trường an toàn, trật tự.
2. Yêu cầu kiểu bài
- Văn bản phải có cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với mẫu cấu trúc chung cảu văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.
- Nội dung văn bản thể hiện rõ những hành vi cần thực hiện, không được thực hiện trong không gian công cộng, phù hợp với yêu cầu, quy định của cơ quan, tổ chức ban hành, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Ngôn ngữ khách quan, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
II. PHÂN TÍCH BÀI THAM KHẢO
Câu 1:
Văn bản trên được xem là văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng vì văn bản đã đáp ứng được yêu cầu về cấu trúc, nội dung thể hiện rõ những hành vi cần thực hiện, không được thực hiện trong không gian công cộng và phù hợp với quy định của cơ quan, tổ chức ban hành cũng như quy định của pháp luật.
Câu 2:
Khi soạn văn bản nội quy, hướng dẫn, việc dự tính được những hành vi không mong muốn có thể xảy ra nơi công cộng có ý nghĩa rất quan trọng. Việc dự tính hành vi không mong muốn xảy ra ở nơi công cộng giúp cơ quan chức năng kiểm soát được các tình huống có thể xảy ra, chuẩn bị được các biện pháp đối phó khi cần thiết và tất nhiên sẽ giảm thiểu được những rủi ro xảy ra.
III. CÁCH VIẾT VĂN BẢN NỘI QUY HOẶC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN NƠI CÔNG CỘNG
1. Chuẩn bị viết
- Xác định cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm viết nội quy, hướng dẫn.
- Xác định đối tượng người đọc và thực hiện nội quy hướng dẫn: Mỗi văn bản nội quy, hướng dẫn đều hướng tới đối tượng người đọc nhất định. Việc xác định đúng đối tượng sẽ giúp người viết lựa chọn hình thức trình bày, ngôn ngữ phù hợp với người đọc.
- Các định mục đích của văn bản nội quy, hướng dẫn: Mỗi văn bản nội quy, hướng dẫn thường định hướng một số hành vi nhất định.
Ví dụ: Hướng dẫn sử dụng thang máy, hướng dẫn học sinh thực hiện nội quy nhà trường, hướng dẫn quy trình trả và mượn sách trong thư viện...
- Liệt kê tất cả yêu cầu, quy định đối với người đọc và sắp xếp các yêu cầu, quy định đó theo trật tự logic.
2. Tìm ý, lập dàn ý
Tuân thủ cấu trúc của văn bản nội quy, hướng dẫn:
- Tên tổ chức ra thông báo: được viết ở góc trái, phía trên của văn bản.
- Tên của bản nội quy: Nêu rõ không gian công cộng và nhóm hành vi được yêu cầu (nội quy sử dụng thư viện, hướng dẫn sử dụng thang máy, nội quy tham quan bảo tàng...) được viết bằng chữ in hoa, khổ lớn.
- Lời dẫn: là một câu dẫn dắt vào nội dụng cụ thể của nội quy, hướng dẫn.
- Các mục tiêu: nêu rõ các yêu cầu, quy định của tổ chức, các hành vi cần được thực hiện. Mỗi mục thường được đánh dấu bằng các kí hiệu như số thứ tự, gạch ngang đầu dòng....
3. Viết
- Sử dụng các câu mệnh lệnh
- Sử dụng các động từ chỉ rõ hoạt động
- Sử dụng các đại từ nhân xưng không mang tính chất cá nhân.
- Tác các đoạn văn dài thành các câu ngắn, có cấu trúc đơn giản.
- Sử dụng các kí hiệu như số thứ tự, gạch ngang đầu dòng để giúp người đọc dễ theo dõi.
- Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ...để hỗ trợ việc nắm bắt thông tin của người đọc.
4. Chỉnh sửa và hoàn thiện
Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết theo các tiêu chí sau:
- Tuân thủ cấu trúc của văn bản nội quy, hướng dẫn
- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp, đúng theo quy cách.
- Sắp xếp các nội dung theo trình tự hợp lí.