Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 7: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 7: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

* Giới thiệu được những thông tin khái quát về tác phẩm, tác giả.

* Nêu được nhận xét khái quát về giá trị tác phẩm.

* Nêu được nét riêng về chủ đề tác phẩm .

* Phân tích được mối quan hệ gắn kết giữa chủ đền và các nhân vật trong tác phẩm (chủ đề  đã chi phối sự lựa chọn miêu tả nhân vật như thế nào: nhân vật đã phát triển và khơi sâu ra sao)

* Đánh giá khái quát về thành công hay hạn chế của tác phẩm nhìn từ mối quan hệ giữa chủ đề và nhận vật.

* Phát triển được tác động của chủ đề tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm đối với bản thân.

II. PHÂN TÍCH BÀI THAM KHẢO

-      Chủ đề của Chữ người tử tù đã được tác giả bài viết khái quát qua những câu:

·     Ba đốm sáng cô đơn ấy cuối cùng tụ lại, tạo thành ngọn lửa ngùn ngụt rực sáng giữa chốn ngục tù.

·     Cái đẹp, cái tào, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nơi xưa nay chỉ có gian ác thô bỉ, và hôi hám.

-     Để tô đậm ý tưởng của bài viết tác giả đã chọn cách dẫn dắt:

Đầu tiên người viết dẫn dắt độc giả đi từ những hiểu biết về phong cách nghệ thuật của nhà văn sau đó đến những biểu hiện sinh động của phong cách đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù . Kết hợp với việc phân tích với mở rộng bình luận về những giá trị cao quý ở đời nhằm tạo nên điểm nhấn cho bài viết.

Ý nghĩa của chủ đề và nhân vật được khẳng định vô cùng quan trọng , có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm. Muốn nên người thì phải biết kính sợ  ba điều: cái tài, vẻ đẹp cùng cái thiên tính tốt đẹp của con người hay còn gọi là thiên lương.

III. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

Đề bài tham khảo: Viết bài văn phân tích đánh giá tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. 

1. Chuẩn bị viết

2. Tìm ý và lập dàn ý

+ Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm ( tác giả, thời điểm sáng tác, xuất bản ở đâu, đánh giá chung của độc giả về tác phẩm..) và vấn đề chính được phân tích trong tác phẩm.

+ Thân bài:

  • Phân tích đánh giá về cốt truyện, tình huống truyện và cảm xúc của nhân vật ( biểu đạt điều gì, thái độ ra sao? Cốt truyện thế nào, tình huống truyện có vai trò gì....)
  • Phân tích về nhân vật, tiến triển phát triển tình cảm cũng như cảm xúc của nhân vật ( những đặc sắc trong miêu tả nội tâm, tâm lí cũng như suy nghĩ của nhân vật, các nghệ thuật cũng như biện pháp tu từ)
  • Phân tích, đánh giá sự hấp dẫn của tác phẩm so với các tác phẩm khác từ đề tài, chủ đề cho đến tình huống truyện ( có thể của chính nhà văn cũng có thể với tác phẩm cùng thời).

+ Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mỹ của tác phẩm, ý nghĩa của nó đối với người viết bài nghị luận.

IV. VIẾT BÀI

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập