I. LÝ THUYẾT
II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
1. Bài tập 1
a. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán – bên ngoài trời nắng gắt – rồi thong thả đi bên bờ tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà ( Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
b. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó ( Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
c. Tuy nhiên, ông thường xuyên bị thanh tra Gia-ve ( người luôn ngờ vực về nhân thân của ông rình mò, theo dõi). ( Phần tóm tắt tác phẩm Những người khốn khổ)
2. Bài tập 2
a. Bên ngoài trời nắng gắt là thành phần chêm xen của câu. Thành phần này giải thích vì sao “Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán”
b. “Ngày nào” là thành phần chêm xen trong câu – một cụm từ chỉ thời gian quá khứ. Nhờ thành phần này hành động “nhớ lại” của Thanh trở nên hợp lí và hình ảnh “hai bàn chân xinh xắn của Nga đi trên đó” sống động hơn trong kí ức của Thanh.
c. Thành phần chêm xen được đặt trong ngoặc đơn, nhằm giải thích rõ hơn bản chất con người công cụ của Gia – ve cũng như thái độ của Gia-ve đối với Giăng van – giăng. Nhờ việc đó giải thích đó, mọi hành động quyết liệt lạnh lùng của Gia- ve khi đối mặt với Giăng van-giăng trở nên dễ hiểu hơn.
3. Bài tập 1 ( Bài tập về biện pháp liệt kê trang 63)
a. Biện pháp liệt kê nhằm vạch rõ tội ác của viên tướng bại trận BẮc Triều. Nhờ các vế được nêu lên ở biện pháp liệt kê mọi hành động gian dối, bạo ngược của hắn dần dần được bóc trần.
b. Đây là câu miêu tả cỗ cúng tất niên trích tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. Trong câu văn này biện pháp liệt kê được tác giả sử dụng hai lần nhằm thể hiện sự phong phú của các món ăn được những người con dâu nhà ông Bằng chế biến. Mặc dù ở vào “thời buổi khó khăn” nhưng hình ảnh mâm cỗ được miêu tả ta cũng thấy được phần nào nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội.
c. Biện pháp liệt kê không nhằm trong một câu mà ở các câu liên tục trong đoạn. Trong lớp nghĩa bề mặt, biện pháp liệt kê giúp người đọc có được thông tin cụ thể về ngày tháng bạo trận của các tên tướng giặc. Nhưng ở bề sâu thì nó tính chất tạo giọng điệu hào sảng để thể hiện khí thế dũng mãnh oai hùng chiến thắng dồn dập của nghĩa quân Lam Sơn.
4. Bài tập 2 ( Phần bài tập biện pháp Liệt kê trang 63)
+ Giăng van-giăng, Phăng-tin, Cô-dét đều là nạn nhân của giai cấp tư sản.
+ Bước từ xe trượt tuyết xuống mặt Na-đi-a trắng như tuyết, tái nhợt, run rẩy.
+ Dục Thúy Sơn, Bảo kính cảnh giới, Bình Ngô Đại cáo đều là những tác phẩm thể hiện đặc sắc tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Trãi.