Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 6: Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 6: Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. LÝ THUYẾT

Từ Hán Việt được tạo nên bởi các yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.

- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:

+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.

+ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

1. Bài tập 1

a.

- Trừ bạo: Diệt trừ những kẻ bạo ngược, làm hại dân lành

- Phong tục: Thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội được mọi người công nhận làm theo

- Độc lập: nước có chủ quyền, không lệ thuộc vào nước khác, người tự mình tồn tại và không lệ thuộc vào người khác.

b. Nêu tác dụng biểu đạt

Hệ thống từ Hán Việt giúp tác giả thể hiện trọn vẹn dụng ý của bài thơ. THể hiện chủ quyền, văn hóa, toàn vẹn lãnh thổ, cương vực cũng như văn hiến của dân tộc Việt Nam sánh ngang  với Trung Quốc.

c. Đặt câu:

  • Nhân nghĩa: Giá trị nhân nghĩa được tác giả Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
  • Văn hiến: Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến
  • Hào kiệt: Nước Việt Nam có chiều dài lịch sử ngàn năm với rất nhiều anh hùng hào kiệt.

2. Bài tập 2




STT

Điển tích

Tác dụng biểu đạt

1

Nếm mật nằm gai

( Thường đảm ngọa tân)

Thể hiện ý chí, nhiệt huyết cứu nước của người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn

2

Dựng cần trúc

( Yết can vi kì)

Tái hiện những ngày đầy dấy nghĩa: thiếu thốn, gian nan mà khí thế hào hùng

3

Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

( Đầu gia hưởng sĩ)

Khẳng định, ngợi ca tinh thần đoàn kết của nghĩa quân Lam Sơn trên dưới một lòng: gắn bó, yêu thương như tình cha con

3. Bài tập 3

-       Nhân nghĩa: Đạo lí làm người

-       Dấy nghĩa: khởi sướng một cái gì đó vì sự nghiệp chung

-       Cờ nghĩa: Lá cờ của nghĩa lí

-       Đại nghĩa: Nghĩa lớn

4. Bài tập 4

-       Nhân hậu: hiền và giàu lòng thương người chỉ muốn đem những điều tốt đẹp đến cho mọi người

-       Nhân từ: hiền lành có lòng thương người

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập