1. CÁCH CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN BỊ MỆT, ỐM
- Khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm, chúng ta cần thể hiện:
+ Lời nói:
-
Nhẹ nhàng, ân cần.
-
Hỏi han về tình trạng sức khoẻ của người thân.
+ Cử chỉ: quan tâm, dịu dàng.
+ Hành động:
-
Lấy nước cho người thân uống và đỡ họ lên giường nghỉ ngơi.
-
Có các biện pháp xử lí thích hợp:
-
Cặp nhiệt độ, chườm bằng khăn ấm.
-
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
-
Xoa bóp cơ thể.
-
...
=> Kết luận: Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng và cao quý. Chăm sóc người thân khi mệt, ốm là cách chúng ta thể hiện tình yêu thương, sự quý trọng đối với các thành viên trong gia đình.
2. THÓI QUEN NGĂN NẮP, GỌN GÀNG, SẠCH SẼ Ở GIA ĐÌNH
- Xử lí tình huống:
+ TH1:
-
Hỏi han sức khoẻ của mẹ.
-
Hỏi han sức khoẻ của mẹ.
-
Giúp mẹ đo nhiệt độ, chườm khăn ấm.
-
Pha nước chanh (cam) cho mẹ.
-
Đỡ mẹ vào phòng nghỉ ngơi,…
+ TH2:
-
Hỏi thăm em xem có mệt nhiều không.
-
Khuyên em chưa nên đi tắm ngay.
-
Lấy nước cho em uống.
-
Đưa em vào chỗ thoáng, mát để nghỉ ngơi,…
- Một số điều học được sau khi đóng vai xử lí tình huống:
+ Cần phải biết quan tâm, lưu ý đến tình trạng sức khoẻ của người thân.
+ Có những biện pháp, cách xử lí phù hợp để chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.
=> Kết luận: Mỗi khi mệt, ốm, ai trong chúng ta cũng cần được người khác quan tâm, chăm sóc, nhất là từ những người thân trong gia đình. Khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm, ta sẽ vừa cảm nhận được tình cảm, sự ấm áp và hạnh phúc, đồng thời lan toả những điều đó đến với người thân của chúng ta.
3. LẮNG NGHE TÍCH CỰC TRONG GIA ĐÌNH
- Gợi ý một số cách ứng xử của Ngọc:
+ Ngọc vẫn xem ti vi và nói với bố mình sẽ dọn dẹp vào hôm khác.
+ Ngọc làm theo lời bố với thái độ miễn cưỡng, bực bội.
+ Ngọc tắt ti vi và vào phòng, không làm gì cả.
+ Ngọc nói với bố: "Con thấy phòng con vẫn gọn gàng mà!"…
- Cách thể hiện sự lắng nghe tích cực:
+ Nhìn vào mặt người thân trong gia đình.
+ Thể hiện sự tập trung, chăm chú lắng nghe.
+ Có phản hồi thích hợp: gật đầu, trả lời câu hỏi,...
+ Tiếp nhận góp ý một cách tích cực.
+ Kiểm soát cảm xúc của bản thân.
=> Kết luận: Khi chúng ta lắng nghe nghĩa là chúng ta biết quan tâm đến người khác, biết quan tâm và chia sẻ. Hãy lắng nghe tích cực ngay cả khi ý kiến của mình và người thân không đồng nhất.
4. THỂ HIỆN SỰ LẮNG NGHE TÍCH CỰC TRONG GIA ĐÌNH
- Tình huống 1: Thể hiện sự lắng nghe tích cực giữa hai chị em.
+ Em: Chị ơi, bạn Hùng giận em.
+ Chị: Em có thể kể cho chị nghe lí do bạn ấy giận em không?
+ Em: Bạn ấy giận em vì…
+ Chị: Bây giở em đang buồn lấm đúng không? Em có thể viết cho bạn ấy một bức thư, em nghĩ sao?
- Tình huống 2: Thế hiện sự lắng nghe tích cực khi tiệp nhận ý kiến.
+ Bà: Nam ơi, chơi điện tử nhiều quá sẽ ảnh hưởmg đến sức khoẻ và học tập đây cháu ạ!
+ Nam: Vâng, cháu chỉ định chơi điện tử một lúc thôi, không ngờ bây giờ đã đến 4 giờ rồi bà nhỉ.
+ Bà: Ừ, bà thấy trên báo nói là chơi điện tử nhiêu sẽ làm hại mắt, lại còn ảnh huởng đến não bộ. Bà lo cho cháu bà lắm!
+ Nam: Vâng, cháu cám ơn bà ạ! Cháu tắt trò chơi đây, cháu sẽ lấy quyển truyện bả thích, bà có muốn nghe cháu đọc cho bà nghe không ạ?
- Thực hiện lắng nghe tích cực trong các tình huống hằng ngày ở gia đình:
+ Cần thể hiện sự lắng nghe tích cực một cách thường xuyên.
+ Khi tiếp nhận ý kiến của người thân, cần có thái độ tôn trọng, đồng cảm.
=> Kết luận: Lắng nghe tích cực là một thói quen tốt và cần thiết trong tất cả các mối quan hệ, đặc biệt là với những người thân trong gia đình. Để lắng nghe tích cực, cần có sự rèn luyện và thực hiện thường xuyên, liên tục.