1. Yêu cầu của nghề nghiệp
a. Khám phá đặc điểm và yêu cầu cơ bản của một số nghề thông qua hoạt động nối, ghép các mặt của "Hộp xúc xắc nghề nghiệp.
b. Phân loại các yêu cầu đối với mỗi nghề trên hộp xúc xắc theo hai nhóm: phẩm chất và năng lực.
Trả lời:
a. Gợi ý:
-
Giáo viên: Kiên nhẫn, nhẹ nhàng, giao tiếp tốt, hiểu biết, yêu quý trẻ em.
-
Điều dưỡng: Có khả năng chăm sóc người khác.
-
Nghề nông: Hiểu biết về thiên nhiên, cần cù.
-
Thợ cơ khí: Hiểu biét về máy móc.
-
Kế toán, bán hàng: Khả năng tính toán tốt, cẩn thận, tỉ mỉ.
b. Phân loại phẩm chất và năng lực:
Phẩm chất |
Năng lực |
Kiên nhẫn |
Có kĩ năng chăm sóc người khác |
Cần cù |
Hiểu biết về thiên nhiên |
Cẩn thận |
Hiểu biết, yêu quý trẻ em |
Tỉ mỉ |
Hiểu biết về máy móc |
|
Khả năng tính toán tốt |
|
Giao tiếp tốt |
2. Phẩm chất, năng lực cần có đối với các nghề ở địa phương
Xác định các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề ở địa phương.
-
Gợi ý:
-
Lựa chọn một trong số các nghề ở địa phương.
-
Chỉ ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm các nghề này.
Trả lời:
Gợi ý:
Tên nghề ở địa phương |
Yêu cầu về phẩm chất |
Yêu cầu về năng lực |
Giáo viên |
Kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, công bằng, vị tha |
- Kiến thức vững vàng. - Sử dụng thành thạo các phần mềm word, powerpoint,… |
Nghề thợ điện |
Chăm chỉ, kiên trì |
Sử dụng thành thạo dụng cụ |
3. Em và các nghề ở địa phương
Tìm hiểu sự phù hợp của bản thân em với yêu cầu của nghề ở địa phương theo các bước sau:
Trả lời:
Gợi ý: nghề giáo viên toán
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề |
Phẩm chất, năng lực của em |
Các phẩm chất, năng lực cần rèn luyện thêm |
- Có kiến thức toán học - Khả năng tư duy tốt - Kiên nhẫn - Cẩn thận - Nhẫn nại - Vị tha - Công bằng |
- Học tốt môn toán - Khả năng tư duy tốt - Kiên nhẫn - Công bằng |
- Cẩn thận - Nhẫn nại - Vị tha |
Đánh giá sự phù hợp của em với nghề: Khá phù hợp |
4. Tập san về nghề ở địa phương
a. Viết bài giới thiệu, quảng bá về một nghề ở địa phương.
Gợi ý:
-
Sự ra đời của nghề
-
Đặc điểm của những người làm nghề
-
Sản phẩm của nghề
-
Đánh giá của mọi người về giá trị và đóng góp của nghề đó cho địa phương
-
Cảm nhận cá nhân của em về nghề
b. Giới thiệu bài viết của em và tập hợp thành tập san về các nghề ở địa phương.
Trả lời:
a. Giới thiệu về nghề làm mây tre đan Phú Vinh:
Trong phát triển làng nghề thủ công truyền thống và ngành nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam, lĩnh vực sản xuất mây tre đan chiếm một vị trí quan trọng. Trong các làng nghề mây tre đan của Hà Nội hiện nay, tiêu biểu nhất là làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Làng Phú Vinh được coi là “xứ Mây” nổi tiếng về nghề đan mây tre với lịch sử phát triển nghề lâu đời. Ông tổ thật sự của nghề mây tre đan ở Phú Vinh là ai không rõ, chỉ biết nghề ra đời cách đây chừng 400 năm. Ban đầu người ta thường dùng lông cò để tết, bện lại làm thành quà tặng người thân, bạn bè vì ở đây có rất nhiều cò, lông của chúng vừa đẹp lại vừa bền. Dần dần, các sản phẩm làm từ lông cò được yêu thích và nhiều người đến tìm mua. Tuy nhiên, do lông cò có hạn, người dân tìm thêm cỏ lác, cỏ lau mọc sẵn ngoài đồng và lên rừng tìm các thứ vật liệu mềm dẻo như tre, mây, giang… để sản xuất thành các đồ gia dụng như rổ, rá, rế, làn… Sau này, nhiều vật liệu mới được bổ sung, các mẫu mã sản phẩm được cải tiến, kỹ thuật đan mây tre của người làng được nâng cao để sản phẩm ngày càng tinh xảo và có giá trị kinh tế hơn. Không những vậy, nghề mây tre đan từ đó đã lan rộng sang các làng xã khác trong vùng rồi vươn ra hơn 20 tỉnh thành trong cả nước. Em rất thích các sản phẩm làm từ mây tre đan vì màu sắc nhã nhặn, giản dị và giá cả phải chăng. Hi vọng những nghệ nhân làm nghề có thể tiếp tục lưu giữ và phát triển nét đẹp truyền thống của địa phương.
b. HS tự thực hiện.