Hoạt động 1. Tìm hiểu truyền thống trường em
- Truyền thống tôn sư trọng đạo
- Truyền thống dạy tốt, học tốt
- Truyền thống tương thân tương ái
- Truyền thống về hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Truyền thống về các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao…
Hoạt động 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường
- Xác định mục tiêu kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường:
- Tìm hiểu mục tiêu giáo dục truyền thống của nhà trường trong năm học và mục tiêu giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Đặt ra mục tiêu phù hợp, đảm bảo sự kết hợp giữa học tập và hoạt động tập thể.
- Các nội dung hoạt động giáo đục truyền thống nhà trường cho từng mục tiêu:
- Mục tiêu 1: Góp phần phát huy truyền thống hiếu học và phát triển văn hóa đọc.
- Thực hiện những việc làm giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học.
- Tham gia phong trào đọc sách do Đoàn Thanh niên nhà trường phát động.
- Học tập hướng nghiệp – trải nghiệm tại làng nghề.
- Mục tiêu 2: Góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng văn hóa học đường.
- Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo bằng việc làm, lời nói cụ thể.
- Rèn luyện sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp ứng xử, xây dựng tình bạn lâu bền.
- Thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch của học sinh.
- Chuẩn bị các điều kiện và xác định cách thức tổ chức:
- Xác định người điều hành tống thể kế hoạch, người giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân/ nhóm theo từng nội dung.
- Xác định hình thức thực hiện cho mỗi nội dung giáo dục truyền thống; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc của từng hoạt động trong kế hoạch giáo dục.
- Xác định quy mô tổ chức cho mỗi nội dung hoạt động: địa điểm, số lượng người tham gia, thành phần tham gia,...
- Chuẩn bị phương tiện, điều kiện thực hiện khác,...
Hoạt động 3. Phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
- Lễ phép, tôn trọng thầy, cô giáo:
- Lắng nghe tích cực khi thầy cô giảng bài cũng như khi thầy cô quan tâm, chia sẻ, nhắc nhở.
- Chủ động nói lời cảm ơn chân thành với sự giúp đỡ, quan tâm của thầy cô; xin lỗi với thái độ cầu thị khi mắc khuyết điểm.
- Biết ơn thầy, cô giáo:
- Quan tâm, động viên và hỏi thăm sức khỏe của thầy, cô, đặc biệt là các thầy, cô giáo cũ.
- Nói lời biết ơn; thể hiện sự biết ơn bằng thành tích học tập, rèn luyện của mình.
- Tham gia các hoạt động phòng trào thể hiện sự tri ân đối với thầy cô (biểu diễn văn nghệ, thể thao, báo tường, viết về thầy cô,...)
- Một số việc làm, hành vi, lời nói cụ thể trong một số tình huống giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo, góp phần phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”:
- Viết thư hỏi thăm thầy, cô giáo cũ.
- Về thăm trường, thăm thầy cô giáo cũ nhân ngày 20/11.
- Làm những điều tốt đẹp, thi đua học tập tốt để báo đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô.
Hoạt động 4. Xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử với bạn bè
- Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
- Rủ bạn cùng học tập và tham gia các hoạt động.
- Bênh vực và bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt.
- Chia sẻ những chuyện vui hoặc buồn với các bạn.
- Cùng bạn xây dựng tình bạn tốt đẹp, trong sáng, lành mạnh.
Hoạt động 5. Thực hiện những việc làm giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của trường em
- Thể hiện thái độ học tập tích cực:
- Chú ý lắng nghe, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Hoàn thành bài tập đúng hoặc trước hạn.
- ...
- Lựa chọn và thực hiện phương pháp học tập hiệu quả:
- Tự hệ thống hoá kiến thức: xây dựng sơ đồ tư duy, thiết lập mối quan hệ kiến thức cũ và mới.
- Học tập theo nhóm,
- Thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn.
- Tìm hiểu vấn đề mở rộng liên quan đến bài học qua các kênh thông tín khác nhau.
- ...
- Đặt mục tiêu cao trong học tập:
- Xác định môn học cần cải thiện kết quả học tập. Thực hiện các biện pháp rèn luyện khắc phục khó khăn, rào cản trong học tập mỗi môn học.
- Xin tư vấn, hỗ trợ của thầy cô, người thân.
- ...
- Để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, những học sinh như em - những người còn ngồi trên ghế nhà trường, ngày càng phấn đấu hơn nữa học tập, đạt kết quả cao,không phụ lòng mong mỏi của thầy cô giáo, bố mẹ.
- Hơn nữa, còn phải phát triển toàn diện, tham gia các hoạt động tập thể tích cực, nâng cao kỹ năng mềm, hoàn thiện bản thân.
Hoạt động 6. Đánh giá ý nghĩa việc thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường
- Xác định kết quả hoạt động giáo dục truyền thống đối với học sinh theo các nội dung:
a. Các loại hoạt động giáo dục truyền thống được nhà trường tổ chức: tôn sư trọng đạo, xây dựng những tình bạn đẹp.
b. Số lượng học sinh tham gia các hoạt động: đông đủ.
c. Tinh thần, thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động: tích cực/ vui vẻ/hạnh phúc.
d. Kết quả của hoạt động mang lại: Trải nghiệm cho học sinh, nâng cao kĩ năng.
- Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường:
- Mục đích xây dựng truyền thống trong trường học là để trưng bày, lưu giữ những tư liệu, kỷ vật quý báu thể hiện niềm tự hào gắn liền với quá trình phát triển của nhà trường, để giáo viên, học sinh, phụ huynh thường ngày lui tới tham quan, tìm hiểu, hoặc những thế hệ học sinh đã trưởng thành đi xa thỉnh thoảng có dịp trở về ghé thăm, nhằm tác động đến nhận thức, tình cảm, bồi đắp vào nét đẹp tâm hồn của mỗi người đã từng xuất thân – gắn kết từ ngôi trường ấy.
- Nhắc nhở, khơi gợi niềm tự hào mà noi theo tiếp tục đóng góp, xem đó là trách nhiệm và niềm vinh dự của bản thân. Có thể xem phòng truyền thống như một “bảo tàng” của nhà trường, nên cần hết sức chăm sóc để phát huy tác dụng giáo dục.
- Hành trang tiếp sức cho các thế hệ học sinh noi theo chắp cánh bay lên.
Hoạt động 7. Tham gia các hoạt động do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, góp phần phát huy truyền thống nhà trường
- Thi đua xây dựng tập thể vững mạnh.
- Tổ chức hoạt động tôn sư trọng đạo.
- Phát huy truyền thống hiếu học.
- Hưởng ứng phong trào rèn luyện sức khỏe.
Hoạt động 8. Khảo sát kết quả hoạt động
Đánh giá về bạn theo các yêu cầu cần đạt của chủ đề: “Thích điều gì nhất ở bạn khi tham gia hoạt động trong chủ đề và mong gì ở bạn để bạn tiến bộ hơn”.