Soạn giáo án HĐTN 10 chân trới sáng tạo bản 1 Chủ đề 3. Giữ gìn truyền thống nhà trường

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án HĐTN 10 chân trới sáng tạo bản 1 Chủ đề 3. Giữ gìn truyền thống nhà trường sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 3. GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức:

·      Lập và thực hiện được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường và đánh giá được ý nghĩa của hoạt động này.

·      Thể hiện sự tự tin trong các tình huống giao tiếp, ứng xử và phân biệt thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô.

·      Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

·      Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới

- Năng lực riêng:

·      Thể hiện đực sự tự tin trong giao tiếp, ứng xử và trong các mối quan hệ khác nhau.

·      Giải quyết được một số vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp với khả năng của mình.

·      Thể hiện được sự chủ động hợp tác, hỗ trợ mọi người trong hoạt động để đạt mục tiêu chung.

·      Lãnh đạo được bản thân và nhóm, tạo động lực và huy động sức mạnh nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch.

3. Phẩm chất:

·      Nhân ái

·      Trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

·      Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề

·      Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.

2. Đối với HS:

·      SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

·      Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

·      Thể hiện lời nói, hành vi tôn trọng, lễ phép và biết ơn với thầy cô giáo, tự tin, thân thiện, cởi mở với bạn bè.

·      Tham gia tích cự và hiệu quả các hoạt động phong trào do nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động.

·      Rèn luyện hành vi văn hóa học đường

·      Thảo luận và làm các sản phẩm giúp xây dựng phòng truyền thống nhà trường.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS có hứng thú hơn với chủ đề được học, hiểu và biết cách giữ gìn truyền thống nhà trường.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát một số tranh ảnh, bài viết về thầy cô, nhà trường và giới thiệu chủ đề.

c. Sản phẩm: HS hiểu thêm về thầy cô, nhà trường, nắm được nội dung chủ đề 3.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho cả lớp tìm hiểu truyền thống của nhà trường thông qua một số tranh ảnh, bài viết về thầy cô, nhà trường và các thế hệ HS được lưu giữ ở phòng truyền thống; hoặc qua các thước phim tài liệu, video/clip/buổi tổng kết năm học.

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết cũng như sự hấp dẫn của chủ đề (GV giới thiệu những thành tích dạy và học truyền thống tôn sư trọng đạo của nhà trường, thể hiện niềm tin và kêu gọi các em HS tiếp tục giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó).

Nhiệm vụ 2. Định hướng nội dung

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Quan sát tranh chủ đề, thảo luận ý nghĩa của hình ảnh chủ đề; đọc phần định hướng chủ đề trong sgk.

- GV cho HS đọc các nhiệm vụ cần thực hiện ở trang 26 và giải thích thêm để HS hiểu rõ hơn những việc cần làm trong chủ đề.

- GV hỏi HS những câu hỏi hoặc nội dung HS muốn mở rộng là gì. Yêu cầu HS mở SBT, hoàn thiện câu hỏi.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tiếp thu, hỏi GV những vấn đề còn thắc mắc.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét hoạt động, dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1. Tìm hiểu truyền thống trường em

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS xác định các truyền thống của nhà trường; xác định được bản thân đã tham gia góp phần phát triển truyền thống nào của nhà trường và cần tích cực tham gia hơn nữa những hoạt động góp phần phát triển truyền thống nhà trường.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức HS các hoạt động:

·      Gọi tên truyền thống tương ứng với một số hoạt động dưới đây và những hoạt động đã thành truyền thống ở trường em.

·      Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng và giữ gìn truyền thống nhà trường.

c. Sản phẩm: HS xác định các truyền thống của nhà trường, biết cách xây dựng truyền thống của trường.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Gọi tên truyền thống tương ứng với một số hoạt động

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Nhìn tranh dự đoán truyền thống trường em”. Cho HS quan sát khoảng 10 tranh về các truyền thống của nhà trường.( có thể là tranh chụp các góc trong phòng truyền thống nhà trường và các hoạt động diễn ra trong năm học).

- GV đưa ra lần lượt các bức ảnh và HS làm việc theo nhóm, trả lời tên ccs truyền thống tương ứng với mỗi bức ảnh. Nhóm nào trả lời đúng nhiều truyền thống nhà trường nhất và trong khoảng thời gian nhanh nhất thì nhóm đó giành chiến thắng.

- GV đặt vấn đề cho các nhóm: Hãy chỉ ra những hoạt động nào đã trở thành truyền thống ở trường và đưa ra dẫn chứng, hình ảnh minh họa.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức cho HS chơi trò chơi, tiếp nhận vấn đề, trả lời câu hỏi.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 nhóm trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và kết luận.

 

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ cảm xúc của em

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc về những hoạt động mình đã tham gia và dự định sẽ tham gia để góp phần xây dựng và giữ gìn truyền thống nhà trường.

- GV sử dụng tiếp nhóm làm việc ở phần trước kèm theo “hiệu lệnh” để tổ chức hoạt động với mục đích tất cả các HS đều chia sẻ quan điểm của mình.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lần lượt tiếp nhận nhiệm vụ, cố gắng hoàn thành.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét, đánh giá và lưu ý đối với HS.

1. Tìm hiểu truyền thống trường em

* Gọi tên truyền thống tương ứng với một số hoạt động

- Gợi ý một số truyền thống nhà trường:

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo

+ Truyền thống dạy tốt, học tốt

+ Truyền thống tương thân tương ái

+ Truyền thống về hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Truyền thống về các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ cảm xúc của em

- Lưu ý:

Mỗi truyền thống của nhà trường được giữ gìn và phát triển đều cần đến sự cố gắng, nỗ lực của từng HS, GV và toàn thể cán bộ, nhân viên trong nhà trường. Truyền thống dạy và học, hoạt động thể dục thể thao hay hoạt động văn nghệ mà còn được thể hiện ở nét đẹp văn hóa giao tiếp, tình cảm thầy trò, bạn bè,…

 

 

 

 

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập