Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 10 bản 1 chân trời chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Hoạt động 1. Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân
- Quan điểm sống là cách nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá về bản thân, về các mối quan hệ, về việc học tập, về lao động nghề nghiệp; về tự nhiên, cộng đồng xã hội,… và các sự vật, tự nhiên hiện tượng khác trong cuộc sống được thể hiện qua các phát ngôn, cách ứng xử trong cuộc sống.
- “Có công mài sắt có ngày nên kim” là kim chỉ nam trong cuộc sống của tôi nên tôi luôn:
- Không ngừng cố gắng
- Sẵn sàng đón nhận thử thách không than phiền.
- Chăm chỉ, nghị lực, theo đuổi mục tiêu.
- Tập trung cao độ trong công việc trong thời gian quy định.
Hoạt động 2. Xác định đặc điểm tính cách của bản thân
- Mối quan hệ với người khác: cởi mở, tinh tế,…
- Mối quan hệ với công việc: chăm chỉ, thiếu cẩn thận,….
- Mối quan hệ với bản thân: lạc quan, vui vẻ,….
- Mối quan hệ với tài sản: tiết kiệm, lãng phí,….
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách tư duy phản biện
- Một số biểu hiện của người có tư duy phản biện:
- Trao đổi dễ dàng với người có quan điểm khác với mình.
- Kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Thường đặt nhiều câu hỏi
- Luôn học hỏi cái mới và tìm hiểu sâu vấn đề.
- Không báo thù
- Tìm hiểu các phương án khác nhau cho vấn đề.
- Các bước thực hiện tư duy phản biện:
- Tự đặt các câu hỏi để xác định thông tin và nhận định khách quan về vấn đề.
- Suy nghĩ thấu đáo, xác minh thông tin trước khi chấp nhận ý kiến của người khác.
- Trả lời câu hỏi, trình bày quan điểm dựa trên bằng chứng, minh chứng hợp lí.
Hoạt động 4. Rèn luyện tư duy phản biện thông qua tranh biện
- Bước 1. Tìm hiểu chủ đề tranh biện
- Bước 2. Xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng
- Bước 3. Xây dựng chiến lược tranh biện
- Bước 4. Thuyết trình
- Bước 5. Phân tích câu hỏi chất vấn, lật ngược văn để, phản biện vấn đề
- Bước 6. Trả lời cầu hỏi chất vấn
Hoạt động 5. Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân
- Quan sát và nhận ra mặt tích cực, mặt tốt của tính cách cá nhân, của quan hệ hay của sự vật, hiện tượng: Sử dụng trực quan để nhìn nhận sự vật, hiện tượng, tìm hiểu bản chất, các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng trước khi đưa ra nhận định.
- Khoan dung với cái chưa tốt, nhìn ra khả năng sử dụng chúng theo hướng tích cực: Áp dụng những gì trực quan mang lại để đánh giá cả mặt tích cực và tiêu cực, qua đó, mong muốn nhìn nhận sự tiêu cực chỉ là những cái chưa tốt, chưa hoàn thiện, không phủ định mà sửa đổi, tiến bộ, phát triển hơn.
- Nghĩ đến kết quả tốt đẹp, sự thay đổi tích cực từ những hành động, việc làm nhỏ nhất và trân trọng điều đó: Cải thiện tư đuy tích cực từ những điều nhỏ nhất, luôn rèn luyện và thay đổi.
Hoạt động 6. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân
- Tập thay đổi từ những hành vi cụ thể, nhỏ nhất.
- Duy trì thói quen tích cực, loại bỏ thói quen xấu.
- Tự nhủ bản thân luôn cố gắng sau mỗi thất bại.
- Tự thưởng cho bản thân sau mỗi thành công nhờ phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu…
Hoạt động 7. Thể hiện quan điểm sống tích cực
- Với bản thân: phải nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp.
- Với người khác: Phải trung thực, biết yêu thương, giúp đỡ.
- Với công việc: Luôn hết mình, cố gắng, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ
- Với tài sản: Biết giữ gìn, bảo quản.
Hoạt động 8. Khảo sát kết quả hoạt động
Đánh giá về bạn theo các yêu cầu cần đạt của chủ đề: “Thích điều gì nhất ở bạn khi tham gia hoạt động trong chủ đề và mong gì ở bạn để bạn tiến bộ hơn”.