I. MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
1. Bàn là (bàn ủi)
a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật
- Cấu tạo:
+ Vỏ bàn là (2): bảo vệ các bộ phận bên trong của bàn là
+ Dây đốt nóng (3): tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện
+ Bộ điều chỉnh nhiệt độ (1): đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải.
- Thông số kĩ thuật:
b. Nguyên lí làm việc
Khi cấp điện cho bàn là và xoay bộ điều chỉnh nhiệt độ đến vị trí thích hợp với loại vải cần là, lúc này dòng điện truyền qua dây đốt nóng làm bàn là nóng lên. Bàn là sẽ tự động ngắt và đóng dòng điện truyền qua dây đốt nóng để giữ nhiệt độ luôn ổn định ở giá trị nhiệt độ đã đặt trước.
c. Sử dụng bàn là
- Kí hiệu trên bộ điều chỉnh:
+ Kí hiệu NYLON: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải nylon.
+ Kí hiệu SILK: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp nhiệt độ của bàn là với nhóm quần áo may bằng vải lụa, tơ tằm.
+ Kí hiệu WOOL: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhóm quần áo may bằng
vải len.
+ Kí hiệu COTTON: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhớm quần áo may bằng vải bông (vải cotton).
+ Kí hiệu LINEN: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải lanh (vải linen).
+ Kí hiệu MAX: vị trí đặt nhiệt độ bàn là ở mức cao nhất.
+ Kí hiệu MIN: vị trí đặt nhiệt độ bàn là ở mức thấp nhất
- Quy trình sử dụng bàn là gồm 5 bước:
+ Bước 1: Phân loại quân áo;
+ Bước 2: Kiểm tra độ an toàn của bàn là;
+ Bước 3: Cấp điện cho bàn là;
+ Bước 4: Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp và lần lượt là các loại quần áo;
+ Bước 5: Tắt bàn là, rút phích cắm và dựng bàn là đến khi nguội hẳn.
(Bảng 9.2/ SGK)
2. Đèn LED
a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật
- Cấu tạo:
+ Vỏ đèn: bảo vệ bảng mạch LED, bộ nguồn và cách điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
+ Bộ nguồn: biến đổi điện áp cho phù hợp với điện áp sử dụng của đèn LED
+ Bảng mạch LED: phát ra ánh sáng khi cấp điện.
b. Thông số kĩ thuật
c. Nguyên lí làm việc
- Khi cấp điện cho đèn LED, bộ nguồn trong đèn sẽ biến đổi dòng điện và truyền đến bảng mạch LED, làm đèn phát sáng.
d. Lưu ý khi sử dụng đèn LED
- Không lắp đặt đèn LED ở những nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt hoặc nơi gần với những chất dễ gây cháy nổ.
- Khi vệ sinh đèn phải dùng vải khô, sạch để lau.
3. Máy xay thực phẩm
a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật
- Cấu tạo:
+ Thân máy: bao gồm một động cơ điện đặt bên trong. Động cơ sẽ hoạt động khi có dòng điện truyền qua đề làm quay lưỡi dao trong cối.
+ Cối xay: gồm cối xay lớn, cối xay nhỏ. Trong cối xay có lưỡi đao được nối với trục động cơ trong thân máy đề cắt nhỏ thực phẩm khi động cơ hoạt động.
+ Bộ phận điều khiển: gồm các mút (phím) đề tắt, mở máy và thay đôi tốc độ quay của lưỡi đao.
- Thông số kĩ thuật:
b. Nguyên lí làm việc
Khi cấp điện cho máy xay thực phẩm và lựa chọn tốc độ xay phù hợp, động cơ sẽ hoạt động làm quay lưỡi dao trong cối xay đề cắt nhỏ thực phẩm.
c. Sử dụng máy xay thực phẩm
- Quy trình sử dụng máy xay thực phẩm gồm 7 bước:
+ Bước 1: Sơ chế thực phẩm;
+ Bước 2: Cắt nhỏ thực phẩm;
+ Bước 3: Lắp cối xay vào thân máy;
+ Bước 4: Cho thực phẩm cần xay vào cối
+ Bước 5: Cắm điện và chọn chế độ xay phù hợp,
+ Bước 6: Tắt máy, rút phích cắm và lây thực phẩm ra khỏi cối xay;
+ Bước 7: Vệ sinh cối Xay.
(Bảng 9.5/ SGK)
II. LỰA CHỌN ĐỒ DÙNG TIẾT KIỆM ĐIỆN
- Cần lựa chọn đồ dùng, thiết bị điện có công suất và tính năng phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình.
+ Lựa chọn đồ dùng điện có công suất định mức và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng:
+ Lựa chọn đồ dùng điện có tính năng tiết kiệm điện,
+ Lựa chọn đồ đùng điện có số ngôi sao trong nhãn năng lượng nhiều hơn.
- Đồ dùng nào có công suất định mức càng nhỏ thì đồ dùng đó tiêu thụ điện năng càng ít.