Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi)...

Câu 1. Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

a) Tía thấy con ngủ say, tía không gọi.

b) Điều đó, má nuôi tôi quả quyết...

c) Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chú!

d) Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.

Bài Làm:

Câu Từ ngữ địa phương Vùng miền
a Tía Nam Bộ
b Nam Bộ
c giùm Nam Bộ
d Bả Nam Bộ

=> Những từ ngữ địa phương có tác dụng phản ánh lối sống, cách nói, giao tiếp của người ở địa phương đó.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 7 cánh diều bài 1: Thực hành tiếng việt trang 26

Câu 2. Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của Sơn Tùng.

a) Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể?

b) Đến ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.

c) Việc đời đã dớn dận, mi lại "thông minh" dớ dận nốt.

Xem lời giải

Câu 3. Viết đúng và luyện phát âm một số từ có đặc điểm sau:

a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v:

- l, ví dụ: lo lắng, lạnh lùng,...

- n, ví dụ: no nê, nao núng,...

- v, ví dụ: vội vàng, vắng vẻ,...

b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t:

- n, ví dụ: bàn bạc, bền bỉ, ngăn cản,...

- t, ví dụ: bắt bớ, luật lệ, buốt giá,...

c) Từ có tiếng chứa có thanh hỏi, thanh ngã:

- Thanh hỏi, ví dụ: tỉ mỉ, nghỉ ngơi,...

- Thanh ngã, ví dụ: nghĩ ngợi, mĩ mãn,...

Xem lời giải

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

Xem lời giải

PHẦN MỞ RỘNG VỀ TỪ ĐỊA PHƯƠNG 

Câu hỏi 1. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

a) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:

- Ba đây con!

- Ba đây con!

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi! - Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

c) Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d) Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

(Thanh Hải, Một mùa xuân nho nhỏ)

(1) Điền từ ngữ địa phương trong các đoạn trích trên và từ ngữ toàn dân tương ứng vào bảng sau:

Đoạn trích

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân tương  ứng

a)

 

 

b)

 

 

c)

 

 

d)

 

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.