Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ

Bài Làm:

A. Tác giả 

- Nhà văn Sơn Tùng sinh ngày 8/8/1928 tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 

- Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944, có 70 năm tuổi Đảng. Nhà văn Sơn Tùng để lại một di sản văn chương đồ sộ đáng tự hào với hàng chục tác phẩm, trong đó có 21 tác phẩm tiêu biểu.

- Tiểu thuyết “Búp sen xanh” là tác phẩm tiêu biểu nhất, thành công nhất về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Cả cuộc đời lao động và sáng tạo của mình, nhà văn Sơn Tùng dành nhiều công sức và tâm huyết cho đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng và lan tỏa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cả trong và ngoài nước. 

B. Tác phẩm 

1. Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử

2. Xuất xứ: In trong “Búp sen xanh” NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2005

3. Ngôi kể: Ngôi thứ ba

4. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả

5. Tóm tắt tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ

Câu chuyện kể về cuộc hành trình của ba cha con Phó bảng, từ đền thờ An Dương Vương đến vùng Ba Hòn, Đền Quả Sơn và kết thúc ở Nhà thợ họ Nguyễn Tiên Điền. Hành trình với biết bao câu hỏi thú vị của Côn và Khiêm. Từ đó bộc lộ phẩm chất và tài năng riêng biệt của hai cậu bé này.

6. Bố cục tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ

Chia văn bản làm 3 đoạn

- Đoạn 1: từ đầu … “không cam chịu nộp mình cho giặc”: Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy, đền thờ Thục Phán.

- Đoạn 2: tiếp … “có chức trọng quyền cao đó, con ạ.”: Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Quả Sơn.

- Đoạn 3: còn lại: Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài 1: Thực hành đọc hiểu Dọc đường xứ Nghệ

Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ.

Xem lời giải

Câu 2. Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Xem lời giải

Câu 3. Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật cụ Phó bảng?

Xem lời giải

Câu 4. Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Dọc đường xứ Nghệ?

Xem lời giải

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Dọc đường xứ Nghệ?

Xem lời giải

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ

Xem lời giải

Câu hỏi 5. Em có nhận xét gì về tính cách của hai anh em Khiêm và Côn trong đoạn trích? Em thích nhân vật nào hơn? Vì sao?

Xem lời giải

Câu hỏi 6. Vì sao ở cuối đoạn trích, ba cha con quan Phó bảng lại im lặng? Theo em, những câu hỏi mà họ đang suy nghĩ, trăn trở là gì?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.