Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm bài Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm bài Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)

Bài Làm:

A. Tác giả 

Tác giả dân gian 

B. Tác phẩm 

1. Thể loại

- Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

- Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.

- Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình - Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính,...

2. Xuất xứ

a. Chèo Quan Âm Thị Kính

- Quan Âm Thị Kính là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam, ra đời khoảng thế kỉ 17, được thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật,... vào thế kỉ 20

- Nội dung chính: Thiện Sĩ, con của Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái của Mãng Ông. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên, cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt pháp danh là Kính Tâm. Thị Màu, con gái phú ông vốn lẳng lơ, ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu có thai với Nô - người ở nhà phú ông. Bị làng bắt vạ, thị đổ cho Tiểu Kính, Kính Tâm bị đuổi ra tam quan, Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Tiểu Kính hàng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát.

- Vở chèo mang nhiều giá trị đối với những nghệ thuật tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt và có nhiều bài học ý nghĩa đối với cuộc sống con người

b. Đoạn trích Thị Màu lên chùa

Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể về việc Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi "thầy tiểu ơi!" lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 2: Qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Xem lời giải

Câu 3: Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:

Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 4: Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này.

Xem lời giải

Câu 5: Em biết những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính?

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)?

Xem lời giải

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)?

Xem lời giải

Câu hỏi 4. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?

Xem lời giải

Câu hỏi 5. Bạn đã bao giờ nghe nói đến thành ngữ “Oan Thị Kính” chưa? Bạn hiểu nghĩa của thành ngữ này như thế nào?

Xem lời giải

Câu hỏi 6. Tìm những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu. Việc sử dụng những từ ngữ này cho  thấy điều gì về tính cách của Thị Mầu?

Xem lời giải

Câu hỏi 7. Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào từ đầu đến cuối  đoạn trích? Qua đó, em nhận thấy quan niệm về tình yêu và hạnh phúc của nhân vật này như thế nào?

Xem lời giải

Câu hỏi 8.  Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian? Quan điểm đó có còn  nguyên giá trị trong xã hội ngày nay không?

Xem lời giải

Câu hỏi 9. Trong hai nhân vật Thị Kính và Thị Mầu, nhân vật nào để lại ấn tượng sâu sắc hơn đối với bạn? Vì sao?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập