I. YÊU CẦU KHI THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CÓ NHỮNG Ý KIẾN KHÁC NHAU
- Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau là cùng chia sẻ, trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề được nêu ra; đồng thời, lắng nghe, trao đổi lại với ý kiến của người khác để đi đến hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề đỏ.
- Để tham gia thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau, các em cần chú ý:
+ Xác định vấn đề thảo luận, người tham gia, thời gian thảo luận.
+ Xem xét vấn đề từ nhiều góc nhìn và mối quan hệ khác nhau để tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày.
+ Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác về vấn đề thảo luận.
+ Trao đổi và bổ sung, làm rõ thêm ý kiến của bản thân.
+ Có thái độ phù hợp, hoà nhã và lịch sự trong khi thảo luận, trao đổi
II. CHUẨN BỊ BÀI NÓI
Bài tập: Lựa chọn một trong hai vấn đề sau (hoặc tự đề xuất vấn đề) và tiến hành cuộc thảo luận:
+ Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” (“Quan Âm Thị Kính”) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách. Trình bày ý kiến của em về vấn đề này.
+ Có người quan niệm không nên lạm dụng kháng sinh, nhưng nhiều người lại cho rằng: khi ốm đau, tốt nhất là dùng kháng sinh cho nhanh khỏi bệnh. Em hãy trình bày ý kiến của mình về hai quan niệm đó.
- Lập dàn ý:
+ Mở đầu: Nêu vấn đề cần thảo luận: Nên đánh giá nhân vật Thị Mầu như thế nào?
+ Nội dung chính:
- Nêu ý kiến của em về vấn đề thảo luận (ví dụ: không đồng tình với ý kiến thứ nhất, ủng hộ ý kiến thứ hai hoặc có điểm đồng tình, có điểm không đồng tình với cả hai ý kiến,...).
- Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục mọi người về ý kiến của mình.
+ Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của em và đề nghị mọi người trao đổi, thảo luận.
III. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
- Đại diện HS các nhóm trình bày.