Tìm hiểu bệnh do Nguyên sinh vật gây ra trong cộng đồng

D. Hoạt động vận dụng

Tìm hiểu bệnh do Nguyên sinh vật gây ra trong cộng đồng

Bài Làm:

Các loại bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong cộng đồng (loại bệnh, nguyên nhân, giải pháp)

* Bệnh sốt rét: 

Nguyên nhân: Người bị sốt rét do trong cơ thể xuất hiện loại ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Loại ký sinh trùng này gây truyền nhiễm ở người thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu. Từ đó kí sinh trùng tìm đường vào tế bào gan của người nhiễm bệnh và sinh sôi. Khi tế bào gan đột ngột bị phá vỡ, kí sinh trùng theo đó thoát ra và xâm nhập và sinh sôi thêm ở các tế bào hồng cầu rồi lại tiếp tục phá vờ, sinh sôi ở các tế bào hồng cầu .

Cách phòng tránh: + Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, dọn sạch những khu vực ẩm ướt, nhiều bụi bẩn để ngăn chặn muỗi phát triển. Nếu được lắp lưới chống muỗi ở                                      khu vực cửa ra vào, cửa sổ…

                                + Phun tồn lưu trong nhà, xịt chống côn trùng hoặc áp dụng các mẹo đuổi muỗi.

                                + Mắc mùng và nhét mùng cẩn thận khi ngủ để tránh nguy cơ muỗi đốt vào ban đêm.

* Bệnh kiết lỵ:

Nguyên nhân: Kiết lỵ có thể do một số nguyên nhân gây ra. Nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh kiết lỵ. Các loại vi trùng bao gồm shigella, campylobacter, E. coli, salmonella và các loại vi khuẩn khác. Kiết lỵ lây lan khi vi khuẩn có trong phân hoặc trên ngón tay bẩn được đưa vào bụng. Không có thói quen rửa tay và ăn thực phẩm bị ô nhiễm có thể gây ra tình trạng này. Kiết lỵ thường có ở các trung tâm chăm sóc ban ngày, nhà dưỡng lão, trại tị nạn và những nơi khác mà điều kiện sống chật chội và vệ sinh môi trường kém.

Cách phòng tránh: 

+ Rửa tay thường xuyên và cẩn thận với xà phòng.
+ Nếu con bạn đang ở độ tuổi quấn tã và bị nhiễm vi khuẩn, sau khi thay tã xong phải lau sạch khu vực xung quanh với chất khử trùng như thuốc tẩy gia dụng pha loãng và đặt tã trong thùng rác có nắp đóng kín. Sau đó, rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
+ Những người bị nhiễm vi khuẩn không nên chuẩn bị thức ăn hoặc rót nước cho người khác. Vi khuẩn kiết lỵ có mặt trong phân bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy trong vòng 1 hoặc 2 tuần sau khi các triệu chứng đã dừng lại.

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 6, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ