b) Dấu chấm phẩy
(1) Theo em, trong các ví dụ dưới đây, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì ?
Ví dụ 1. Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như : thư sinh thì nho nhã, điềm đạm ; nữ chính : đức hạnh, nết na ; nữ lệch : lẳng lơ, bạo dạn ; mụ ác : tàn nhẫn, độc địa.
( Ngữ văn 7, tập hai )
Ví dụ 2. Cốm không phải thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
(2) Trong hai ví dụ trên, em hãy cho biết dấu chấm phẩy trong ví dụ nào có công dụng :
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Bài Làm:
(1)
- VD1: dâú châm phẩy có tác dụng : đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trọng một phép liệt kê phức tap
- VD2: dấu chấm phẩy có tác dụng để: đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp
(2)
- VD1: Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- VD2: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.